Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Lâm Đồng, ngày 13 tháng 8 năm 2021 |
Năm 2021, tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên, kinh tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được chú trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng; tình hình thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; một số tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục, nhiều vấn đề về an sinh xã hội đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng và xử lý, giải quyết một cách thấu đáo, thực chất, thực sự có hiệu quả.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tập trung triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Kế hoạch Đầu tư công năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024, cụ thể như sau:
A. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022:
I. Yêu cầu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022:
1. Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và Chương trình hành động của UBND tỉnh để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, bảo đảm đúng thực chất, khách quan, trung thực, sát thực tiễn và có so sánh với kết quả thực hiện của năm 2020; số liệu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo số liệu quy mô kinh tế đã được đánh giá lại.
2. Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự báo những tình hình trong nước có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của kế hoạch năm 2022 phù hợp, thực chất trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các sở, ban, ngành, địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công.
II. Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, ảnh hưởng tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, các sở, ban, ngành và địa phương phải nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tổng quát, cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; trong đó, tập trung vào các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Thực hiện bằng được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế; tự lực, tự cường, quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
2. Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua; không chủ quan, tự mãn; quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách hiệu quả và không hình thức, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
3. Tiếp tục xây dựng chính quyền đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; bám sát thực tiễn, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả trong hành động.
4. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI và Nghị quyết số 205/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Chú trọng ổn định kinh tế; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Đẩy mạnh rà soát sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật trong các lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
5. Quán triệt chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm hơn nữa đến công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị - xã hội và an toàn, an ninh cho nhân dân.
B. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022:
I. Yêu cầu xây dựng kế hoạch Đầu tư công năm 2022:
1. Các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức đánh giá chính xác, nêu bật các kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021. Từ đó, phân tích rõ nguyên nhân giải ngân không đạt tiến độ theo yêu cầu (nếu có) và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện kế hoạch năm 2021.
2. Lập Kế hoạch đầu tư công năm 2022 theo đúng các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bám sát, phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Quốc hội và HĐND tỉnh.
3. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2021, các sở, ban, ngành và địa phương xác định rõ mục tiêu, dự án đầu tư trọng tâm, trọng điểm thực hiện trong năm 2022 phù hợp với định hướng phát triển của từng ngành, địa phương; chủ động rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho dự án quan trọng, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước; bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, tăng hiệu quả liên kết vùng.
5. Việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ, và Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 04/8/2021 của HĐND tỉnh quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.
II. Báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022:
Căn cứ mục tiêu, chiến lược của từng ngành, từng địa phương; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và khả năng cân đối nguồn vốn trong kế hoạch năm 2022, các sở, ban, ngành và địa phương báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022, theo các nội dung sau:
1. Định hướng kế hoạch đầu tư công trong năm 2022.
2. Dự kiến nhu cầu kế hoạch đầu tư công năm 2022.
3. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư trong năm 2022 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
4. Những đề xuất, kiến nghị và các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022.
I. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022:
1. Về dự toán thu ngân sách nhà nước:
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 phải được rà soát, xây dựng kỹ lưỡng, sát thực tế và khả thi cao với tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao nhất, theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, trên cơ sở đánh giá sát tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2020 và ước thực hiện của năm 2021. Đồng thời, phân tích, dự báo tình hình kinh tế của tỉnh, tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, gia hạn thời gian nộp thuế, giảm phí, lệ phí và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ động thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế; bao gồm:
a) Dự toán thu nội địa năm 2022 phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn; loại trừ các khoản theo quy định không thuộc nguồn thu cân đối ngân sách nhà nước trên cơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả thực hiện năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016-2020; dự báo tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2022. Phấn đấu thu ngân sách tăng 11-12%; trong đó: thu từ thuế, phí tăng bình quân 12-14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021.
b) Dự toán thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất năm 2022 được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; rà soát toàn bộ các dự án đang thuê đất để thu đúng, đủ và chống thất thu ngân sách.
2. Về dự toán chi ngân sách địa phương:
Xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương năm 2022 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan, đáp ứng với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách theo Chương trình hành động số 62/CTr-TU ngày 23/5/2018 của Tỉnh ủy; chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện của năm 2022; đánh giá tính hiệu quả của các chương trình, đề án đã được phê duyệt, đề xuất sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai thực hiện; dự kiến đầy đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới ban hành; bao gồm:
2.1. Chi đầu tư phát triển:
a) Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu chi ngân sách, giảm chi thường xuyên để tăng cho chi đầu tư phát triển; bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được phân bổ đủ vốn; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
b) Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất) và số thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (sau khi trừ chi phí liên quan) phải nộp ngân sách nhà nước và được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước cho mục đích đầu tư phát triển theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
c) Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, bố trí cho các công trình quan trọng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ nguồn thu tiền sử dụng đất được phân cấp.
2.2. Chi thường xuyên:
a) Xây dựng dự toán chi thường xuyên đảm bảo đúng chính sách, chế độ và đảm bảo đúng Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 04/8/2021 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025 theo các lĩnh vực cụ thể, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.
b) Chủ động đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí dự toán thực hiện một số nhiệm vụ phát sinh trong năm 2022 ngay từ đầu năm, tránh tình trạng bổ sung dự toán trong năm, gây khó khăn cho việc cân đối, điều hành ngân sách; không bổ sung các khoản chi ngoài dự toán, kể cả các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, các chương trình, đề án; không bố trí chi thường xuyên cho các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.
c) Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm đầu mối, tránh chồng chéo; triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện cơ chế tự chủ và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đồng thời dành nguồn để thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII).
2.3. Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
a) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao, mức vốn đã bố trí trong các năm 2019-2021 và khả năng thực hiện; các sở, ngành, địa phương được giao quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập dự toán vốn, kinh phí thực hiện chương trình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp (trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc; mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo).
b) Lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững với thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế, kịp thời, đồng bộ, tiết kiệm và hiệu quả.
2.4. Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài:
Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiến hành rà soát trên cơ sở cơ chế tài chính của các chương trình, dự án; các sở, ngành và các địa phương lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính của các chương trình, dự án; việc lập dự toán các chương trình, dự án sử dụng vốn nước ngoài phải chi tiết rõ hình thức (cấp phát, vay lại) vốn vay, vốn viện trợ, vốn đối ứng; chi tiết theo tính chất chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp làm rõ kế hoạch giữa cơ quan chủ quản Trung ương và cơ quan chủ quản dự án thành phần tham gia thực hiện dự án.
2.5. Lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương:
Tiếp tục lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương, bao gồm: nguồn tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư;...; nguồn dành ra do triển khai thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII.
2.6. Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định hiện hành để chủ động ứng phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
II. Đối với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024:
Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; dự kiến về các định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các định hướng chiến lược, kế hoạch về tài chính - ngân sách 3 năm 2022-2025, các đơn vị dự toán cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, các huyện, thành phố xây dựng cụ thể các chỉ tiêu dự báo trung hạn 3 năm 2022-2024 về thu ngân sách; dự kiến tổng chi ngân sách địa phương, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên phần cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2024 phù hợp với khả năng cân đối thu.
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định tại Chỉ thị này, khung hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương về nội dung và tiến độ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch đầu tư công năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo UBND tỉnh kế hoạch biên chế của các cơ quan hành chính và số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp năm 2022; gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Hội đồng nhân dân tỉnh; làm căn cứ xây dựng dự toán ngân sách năm 2022.
3. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Kế hoạch Đầu tư công năm 2022, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 theo đúng quy định tại Chỉ thị này và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 300/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 4Kế hoạch 2339/KH-UBND năm 2021 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2021 về đầu tư công năm 2022 thành phố Cần Thơ
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2021 về dự kiến Kế hoạch đầu tư công thành phố Hải Phòng năm 2022
- 10Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 về bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre
- 11Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Nghệ An
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 3Luật Quản lý nợ công 2017
- 4Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 10Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 11Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 13Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 205/NQ-HĐND năm 2020 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 15Nghị quyết 300/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 16Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 17Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 18Kế hoạch 2339/KH-UBND năm 2021 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 19Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 20Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ở địa phương giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 21Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 22Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2021 về đầu tư công năm 2022 thành phố Cần Thơ
- 23Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 24Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 25Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2021 về dự kiến Kế hoạch đầu tư công thành phố Hải Phòng năm 2022
- 26Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 về bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre
- 27Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Nghệ An
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộii, Kế hoạch Đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2022-2024 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra