ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4821/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 11 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 29/10/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 23/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng Đề án, Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Văn bản số 1053-CV/TU ngày 13/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh và triển khai xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở đề nghị của Tổ Biên tập Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án) với các nội dung như sau:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; chú trọng nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh xử lý chất thải và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải chất thải; kiên quyết không thu hút và loại bỏ dần các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
2. Việc tổ chức xây dựng Đề án phải bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định, hướng dẫn và tình hình thực tế để đánh giá, nghiên cứu, xây dựng Đề án bảo đảm chất lượng, có tính khả thi cao, đúng tiến độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3. Phân công nhiệm vụ rõ ràng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định làm cơ sở để tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. Nội dung và hình thức thực hiện
1. Nội dung
- Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phải rà soát, đánh giá toàn diện, khách quan về hiện trạng công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; xác định, phân tích, đánh giá sâu, kỹ các kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém; trên cơ sở quan điểm, chủ trương, định hướng phát triển mới, dự báo các vấn đề đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường phát sinh cần giải quyết; định hướng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, đề xuất nhu cầu nguồn lực, các nhiệm vụ, chương trình, giải pháp thực hiện để tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. (Đính kèm Đề cương chi tiết)
- Mốc thời gian lấy số liệu phân tích, đánh giá: Giai đoạn 2016-2020.
2. Hình thức
- Tổ biên tập Đề án tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đánh giá, tổng hợp, xây dựng Đề án, dự thảo Nghị quyết và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội,...; đồng thời, nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh Đề án, Nghị quyết theo quy trình, thủ tục của các Quy định, hướng dẫn có liên quan (Hướng dẫn số 22-HD/VPTW ngày 02/3/2017 của Văn phòng Trung ương về hướng dẫn ban hành một số văn bản của các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố và Quy trình số 04-QĐ/TU ngày 13/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định quy trình, hồ sơ, thủ tục đối với nội dung trình hội nghị cấp ủy tỉnh và ban hành văn bản sau hội nghị).
- Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Tổ Biên tập Đề án đề xuất các nội dung của Đề án bảo đảm theo đúng nội dung yêu cầu của Kế hoạch này.
- Tổ Biên tập Đề án tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch và thành lập tổ khảo sát thực tế kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị theo đúng thời gian.
- Tổ Biên tập Đề án hoàn chỉnh Dự thảo lần đầu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội chậm nhất ngày 17/10/2021.
- Tổ Biên tập tiếp thu ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn chỉnh Đề án, dự thảo Tờ trình, Nghị quyết theo quy trình, thủ tục của Hướng dẫn số 22-HD/VPTW và Quy trình số 04-QĐ/TU tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 27/10/2021.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường - Tổ phó Tổ Biên tập Đề án làm cơ quan đầu mối tổ chức đánh giá, tổng hợp, xây dựng dự thảo Đề án và Nghị quyết tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Kế hoạch số 4821/KH-UBND ngày 11/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Xác định đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và các nguồn lực này phải được quản lý theo đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng quy định pháp luật.
Nhận thức được tầm quan trọng và để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, phát huy lợi thế nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản của tỉnh, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này, làm cho nó thực sự là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phổ biến quy định pháp luật; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính; công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực:
a) Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai:
Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; định giá đất, tài chính đất đai.
Đánh giá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; sự phối hợp, thống nhất của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch xây dựng (quy hoạch phân khu, quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng,…) và kế hoạch phát triển các ngành để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
b) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản:
Công tác lập quy hoạch khoáng sản; khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và tổ chức thực hiện; cấp phép thăm dò, khai thác; kết quả hoạt động khai thác, chế biến và thu nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản.
c) Quản lý, hoạt động bảo vệ môi trường:
Công tác lập quy hoạch bảo vệ môi trường, mạng lưới quan trắc các thành phần môi trường tỉnh; kiểm soát ô nhiễm, quan trắc môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi, giám sát tự động các nguồn thải và diễn biến chất lượng môi trường; thu phí BVMT đối với nước thải và điều tra thống kê nguồn thải, thống kê môi trường; quản lý về môi trường đối với các dự án đầu tư thông qua thực hiện cải cách TTHC, nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ môi trường, đảm bảo việc tham mưu cấp phép được thực hiện đúng quy định; nguồn lực cho công tác BVMT; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, đô thị được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu giảm thiểu, khắc phục và phòng ngừa ô nhiễm; chất lượng môi trường ở một số khu vực có xu hướng được cải thiện; ô nhiễm môi trường dần được khắc phục.
3. Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém; nguyên nhân những hạn chế, yếu kém này, nhất là nguyên nhân chủ quan; bài học kinh nghiệm đối với việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, định hướng phát triển mới, dự báo các vấn đề đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường phát sinh cần giải quyết; định hướng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu, đề xuất nhu cầu nguồn lực, các nhiệm vụ, chương trình, giải pháp thực hiện để tăng cường hiệu lực công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án là các văn bản quy phạm pháp luật; các cơ sở thực tiễn và bối cảnh xây dựng Đề án.
II. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu
- Quan điểm: Tài nguyên đất đai, khoáng sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu, đảm bảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hết sức hợp lý, triệt để tiết kiệm và thực sự có hiệu quả. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực này vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và từng địa phương. Khắc phục tình trạng chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ bảo vệ môi trường; xác định đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Mục tiêu tổng quát: Trọng tâm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; chú trọng phát huy các nguồn lực này, nhưng đảm bảo quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và mục tiêu định hướng đến năm 2030.
- Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đất đai, tài nguyên khoáng sản; tăng cường quản lý đất rừng; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, các nguồn gây ô nhiễm,...; đánh giá đầy đủ, đúng tiềm năng; quản ký khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn lực và giá trị sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu ngân sách. Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Trên cơ sở quan điểm, chủ trương, định hướng phát triển, xác định mục tiêu định hướng quản lý cho từng lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2030.
III. Phạm vi, đối tượng, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện và sản phẩm của Đề án
Đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Ninh Thuận.
Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án; các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp.
Sản phẩm Đề án: Đề án “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Nhiệm vụ: Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, tình hình thực tiễn và dự báo các vấn đề sẽ phát sinh trong thời gian tới trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể, những chương trình, dự án ưu tiên triển khai của từng lĩnh vực; đánh giá hiệu quả của Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội và tính bền vững, khả năng rủi ro của Đề án; kinh phí và cơ cấu nguồn lực thực hiện Đề án.
- Giải pháp: Trên cơ sở các nhiệm vụ đã đề ra, đề xuất các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Đề án trong từng giai đoạn.
Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện
- Phân công trách nhiệm: Xác định rõ trách nhiệm của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các huyện, thành ủy, đảng ủy, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội; các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; trách nhiệm Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình, cá nhân.
- Chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết.
- Tổ chức thực hiện.
- 1Chỉ thị 05/2010/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 2986/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về quản lý, bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về chấn chỉnh nội dung trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Kế hoạch 1803/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình hành động 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 08/CT/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU về tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 2203/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 13Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Chỉ thị 05/2010/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Hướng dẫn 22-HD/VPTW năm 2017 về ban hành văn bản của cơ quan lãnh đạo đảng cấp tỉnh, thành phố do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 2986/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về quản lý, bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2021 về chấn chỉnh nội dung trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Kế hoạch 1803/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình hành động 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 08/CT/TU về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU về tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 2203/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 14Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Kế hoạch 4821/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 4821/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Huyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định