Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/NQ-HĐND | Ninh Thuận, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 25/01/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021-2025;
Xét Tờ trình số 218/TTr-UBND ngày 26/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; ưu tiên sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực này; khắc phục cơ bản những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
2. Chỉ tiêu chủ yếu
a) Đến năm 2025
- Hoàn thành công tác kê khai, đăng ký lần đầu các thửa đất đang quản lý, sử dụng trong năm 2022; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 100% thửa đất đủ điều kiện; hoàn thành đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; nguồn thu từ đất đai hàng năm tăng bình quân từ 10-15%; 100% diện tích đất công ích được quản lý chặt chẽ, đúng quy định.
- Thực hiện việc cấp phép khai thác khoáng sản chủ yếu thông qua đấu giá; thay thế 30-50% cát sỏi lòng sông bằng cát nghiền nhân tạo; tỷ lệ thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 100% và nguồn thu nộp ngân sách hàng năm tăng bình quân từ 20-25%; có ít nhất 30% các doanh nghiệp đầu tư, thay đổi công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản.
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt từ 98,5%, nông thôn 86% trở lên; 100% chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị từ loại II trở lên và 10% đối với các đô thị loại V trở lên được thu gom, xử lý; 100% khu, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% các cơ sở có phát sinh nước thải, khí thải lớn thuộc danh mục quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trực tuyến; tỷ lệ che phủ rừng đạt 49%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ở đô thị và nông thôn đạt từ 98% trở lên.
b) Đến năm 2030: Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường theo hướng hiện đại; duy trì tỷ lệ tăng thu từ đất đai, tài nguyên khoáng sản; nâng tỷ lệ thay thế cát sỏi lòng sông bằng cát nghiền nhân tạo và thay đổi công nghệ khai thác chế biến khoáng sản trên 50%; phấn đấu thu gom, xử lý rác thải đô thị đạt 100%; 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn; 50% tổng lượng nước thải đô thị II và 20% đối với các đô thị còn lại được thu gom, xử lý.
3. Nhiệm vụ, giải pháp
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường thông qua việc quán triệt, cụ thể hóa bằng đề án, chương trình, kế hoạch và sự phối hợp trong triển khai thực hiện Nghị quyết; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo điều hành.
3.2. Đẩy mạnh đổi mới công tác tuyên truyền, quán triệt, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, tinh thần trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách về quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường và về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.3. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành tài nguyên và môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo biên chế theo quy định và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong tình hình mới. Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, phát triển nguồn nhân lực.
3.4. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường theo quy định, phù hợp với địa phương, đảm bảo đồng bộ, thống nhất. Đổi mới cơ chế quản lý, tăng dần và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính từ ngân sách; ưu tiên tăng kinh phí sự nghiệp môi trường và bố trí kinh phí từ nguồn thu từ đất đai, khoáng sản để thực hiện công tác quản lý đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thông qua Chương trình, dự án; đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
3.5. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, xử lý dự án đầu tư chậm tiến độ theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, khoáng sản. Nâng cao công tác thẩm định đề xuất dự án đầu tư, sàng lọc, loại bỏ các dự án đầu tư không phù hợp quy hoạch, công nghệ lạc hậu, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, không có biện pháp xử lý dứt điểm để trường hợp vi phạm kéo dài.
3.6. Xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng số, dữ liệu số, điều hành thông minh trên nền tảng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường liên thông từ tỉnh đến cấp xã, thông qua dịch vụ công trực tuyến đảm bảo tính công khai, minh bạch.
3.7. Hàng năm bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện hoàn thành hiệu quả các mục tiêu chỉ tiêu, nhiệm vụ về quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường của Nghị quyết.
3.8. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo lĩnh vực:
a) Về đất đai
- Thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Phối hợp định hướng phân bổ sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển của tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai trong công tác tích hợp quy hoạch và tổ chức thực hiện, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực. Thực hiện công khai các thông tin về quy hoạch để người dân biết, tham gia giám sát; đẩy mạnh tăng nguồn thu ngân sách từ đất đai, khoáng sản.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, đo đạc, lập phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, nhất là đất ở cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp; phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững; tăng cường quản lý đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển của tỉnh.
- Tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện để hoạt động tư vấn giá đất trên địa bàn tỉnh; xây dựng đề án để đánh giá về công tác xác định giá đất cụ thể khi triển khai các dự án đầu tư phát triển, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm và vùng đất đai có giá trị cao.
- Hoàn thành công tác kê khai đăng ký đất đai; xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính dạng số và cập nhật, chỉnh lý biến động kịp thời. Xây dựng hệ thống kiểm kê, thống kê đất đai tự động hóa, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.
- Thực hiện giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người dân. Nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác lập quy hoạch các khu dân cư, đô thị, phù hợp với thực tế nhu cầu của người dân và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo giá trị sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất động sản.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các loại đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp (đất trong lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất thủy sản, đất sản xuất muối, đất làm hồ đập,…); tăng cường quản lý đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Tăng cường các giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và phát huy hiệu quả các dự án nông nghiệp.
b) Về tài nguyên khoáng sản
- Rà soát các loại khoáng sản và nâng cao chất lượng quy hoạch, cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, chú trọng các nguồn nguyên liệu sản xuất cát nghiền, vật liệu san lấp phục vụ các công trình trọng điểm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rà soát, xử lý dứt điểm các dự án titan và các dự án khai thác, chế biến khoáng sản chậm hoặc không triển khai theo quy định pháp luật.
- Tăng cường trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của địa phương cấp cơ sở; đẩy mạnh công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý và từng bước chấm dứt hoạt động khoáng sản trái phép; kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác, đảm bảo kê khai, nộp thuế theo đúng khối lượng thực tế khai thác. Thực hiện các giải pháp hữu hiệu để thu nộp đúng, đủ các khoảng thu từ khoáng sản theo quy định, nhất là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tăng cường giám sát, hậu kiểm hoạt động khoáng sản.
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; rà soát, thẩm tra năng lực chủ đầu tư, các cơ sở sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, yêu cầu cải tạo, nâng cấp, thay thế công nghệ khai thác, chế biến hiện đại thu hồi tối đa khoáng sản và thân thiện với môi trường; khuyến khích sản xuất, chế biến các sản phẩm mới nhằm gia tăng hiệu quả, giá trị tài nguyên khoáng sản.
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các dự án nạo vét, nâng cấp hồ chứa, công trình thủy lợi và các dự án cải tạo đất nông nghiệp có thu hồi khoáng sản, tránh việc lợi dụng thực hiện dự án để khai thác khoáng sản trái phép.
c) Về bảo vệ môi trường
- Nâng cao chất lượng xây dựng nội dung bảo vệ môi trường và năng lực quan trắc môi trường tỉnh. Tiếp tục thực hiện bảo vệ môi trường nước mặt, đặc biệt nguồn nước sông Cái.
- Thực hiện công tác chuẩn bị và tổ chức phân loại chất thải rắn tại nguồn; thiết lập hệ thống thu gom, xử lý chất thải đồng bộ; tái sử dụng, tái chế chất thải, xử lý tuần hoàn và hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải; kiểm soát, quản lý hiệu quả chất thải nguy hại, chất thải y tế. Tăng cường các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa; xử lý triệt để tình trạng xả rác, tập kết rác không đúng quy định. Kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn; thực hiện và duy trì các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Điều tra, thống kê và xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí của tỉnh. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao, có quy mô xả thải lớn, yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động theo quy định; đẩy mạnh việc nâng cao năng lực quan trắc môi trường tỉnh.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải các đô thị, khu, cụm công nghiệp. Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị.
- Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, rà soát, sàng lọc các dự án/cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường, không đảm bảo quỹ đất xây dựng công trình bảo vệ môi trường theo quy định để loại bỏ hoặc di dời vào các cụm công nghiệp hoặc yêu cầu đổi mới công nghệ; tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, có lộ trình cắt giảm kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy thay thế kinh doanh, phân phối, sử dụng các sản phẩm bằng các vật liệu thân thiện môi trường.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động này; tăng cường quản lý, thu gom, xử lý vỏ bao bì hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi và sản phẩm thải sau thu hoạch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khoá XI Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 4821/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 1803/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình hành động 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-CTUBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Đề án 02/ĐA-UBND năm 2023 về quản lý, sử dụng hiệu quả đất và cơ sở nhà, đất công, đất nông, lâm trường, đất bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 8Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2024 thông qua Phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 7Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
- 8Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021-2025
- 9Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 4821/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Kế hoạch 1803/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình hành động 144-CTr/BCSĐ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 14Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Chỉ thị 12/CT-CTUBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 16Đề án 02/ĐA-UBND năm 2023 về quản lý, sử dụng hiệu quả đất và cơ sở nhà, đất công, đất nông, lâm trường, đất bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 17Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 18Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2024 thông qua Phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Nghị quyết 60/NQ-HĐND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 60/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Phạm Văn Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra