Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2069/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 01 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NĂM 2017

Căn cứ Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thú y thuỷ sản;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản;

Căn cứ Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác thú y thủy sản;

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh thuỷ sản xảy ra trên địa bàn;

Để chủ động phòng tránh, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động phòng, chống hiệu quả dịch bệnh với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát, phát hiện kịp thời, bao vây khống chế dịch nhanh chống không để lây lan ra diện rộng và hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

- Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, góp phần nâng cao chất lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm; Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, các tổ chức cá nhân liên quan tiến đến xã hội hóa trong công tác phòng chống dịch bệnh.

2. Yêu cầu

- Công tác phòng chống dịch bệnh phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời, huy động được sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị và các hộ nuôi trong công tác phòng, chống dịch cho động vật thủy sản.

- Nội dung, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thú y, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh phải nhanh chóng kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không lãng phí nguồn lực.

II. NỘI DUNG

1. Giám sát dịch bệnh

- Giám sát bị động: Tăng cường hệ thống giám sát, khai báo, thông tin tận hồ nuôi, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả.

- Giám sát chủ động:

+ Đối tượng: tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

+ Mục đích: Phát hiện sự lưu hành của mầm bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đục cơ, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, thông qua thu mẫu và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.

+ Địa điểm thu mẫu: Tại 04 địa phương nuôi tôm trọng điểm là huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, mỗi huyện chọn 2 đến 4 xã, mỗi xã chọn 5 đến 7 hộ.

+ Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Thời gian thu mẫu: Chia làm 02 đợt:

Đợt 1: Từ tháng 4 đến tháng 6

Đợt 2: Từ tháng 8 đến tháng 9 (Chỉ thực hiện tại vùng nuôi trên cát).

+ Tần suất thu mẫu:

Tại trại giống: 5 ngày/lần;

Tại vùng nuôi: 15 ngày/lần

2. Điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh

a) Điều tra ổ dịch

- Khi nhận thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh cán bộ chuyên môn Thú y đến ngay cơ sở nuôi để xác nhận thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 4, 5, Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản (Thông tư 04)”, đồng thời, hướng dẫn chủ cơ sở nuôi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

- Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 ngày đối với đồng bằng và 02 ngày đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh.

- Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời, theo các nội dung điều tra quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư 04. Trong đó chú trọng các nội dung: Các chỉ tiêu biến động môi trường; kiểm tra biểu hiện lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi; ngày phát hiện thủy sản mắc bệnh, diện tích thủy sản mắc bệnh, diện tích thả nuôi, hình thức nuôi, tình trạng ao nuôi bị bệnh...

b) Xử lý dịch bệnh

Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Phương pháp xử lý:

- Tùy theo tình hình thực tế tại ao nuôi thủy sản bệnh có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy (theo hướng dẫn tại Điều 15, 16, 17, 18, 19, Thông tư 04).

- Một số hóa chất sử dụng để xử lý ao nuôi thủy sản như Chlorine, Formol, thuốc tím, vôi bột.

- Yêu cầu:

+ Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường

+ Không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường

+ Rải vôi quanh bờ ao để sát khuẩn, báo hiệu, hạn chế động vật gây hại…

+ Việc thu hoạch thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải có sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan Thú y chuyên môn.

+ Công tác xử lý tiêu hủy thủy sản mắc bệnh nguy hiểm phải đúng theo trình tự, hướng dẫn của tổ chống dịch tránh làm lây lan dịch bệnh.

Sau khi xử lý, để có thể tiếp tục thả nuôi chủ cơ sở cần thực hiện vệ sinh khử trùng theo quy trình đảm bảo không còn mầm bệnh và vệ sinh tốt môi trường.

3. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản

- Thực hiện kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản bố mẹ nhập về ở các trại giống để sinh sản và kiểm dịch con giống thủy sản trước khi đưa ra vùng nuôi. Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất giống khai báo việc xuất nhập giống thủy sản, xét nghiệm giống thủy sản theo quy định.

- Kiểm tra nguồn giống thủy sản ngoại tỉnh nhập về thả nuôi trên địa bàn đặc biệt là giống tôm thẻ chân trắng (Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy vận chuyển, phiếu kết quả xét nghiệm).

4. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

Kiểm tra Điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

5. Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh

a) Nội dung tuyên truyền

- Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản.

- Lịch thời vụ, phương pháp cải tạo ao, lồng nuôi thủy sản, thả giống đã qua kiểm dịch, xét nghiệm, chăm sóc động vật nuôi, giám sát dịch bệnh và xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

b) Hình thức tuyên truyền

- Xây dựng các mục tin chuyên đề, phóng sự ngắn về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.

- Tổ chức hội thảo tổng kết một số kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao trong phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, các cuộc họp thôn, xã, các tổ chức đoàn thể.

c) Thời điểm

Phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.

6. Đào tạo, tập huấn

- Đối tượng: Đào tạo, tập huấn chuyên môn về công tác thú y thủy sản cho cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y huyện, thú y cơ sở làm công tác thủy sản, các hộ nuôi thủy sản.

- Nội dung:

+ Đào tạo, tập huấn về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát con giống, hướng dẫn đăng ký cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh cho cán bộ trạm chăn nuôi và thú y huyện, thú y cơ sở.

+ Chương trình quản lý môi trường và phòng chống dịch bệnh cho các hộ nuôi thủy sản trên toàn tỉnh.

7. Thanh tra kiểm tra

Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, các cơ sở chuyên vận chuyển, buôn bán thủy sản qua địa bàn tỉnh, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 119/2014/NĐ-CP ngày 09/1/0/2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Cơ chế tài chính

Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực từ nhân dân tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

2. Dự trù kinh phí:

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Kinh phí (đồng)

Nguồn kinh phí

I

Công tác tuyên truyền

 

 

45.000.000

 

1

Phóng sự ngắn, chuyên đề trên báo, đài

 

02

10.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở

Người

200

35.000.000

Ngân sách tỉnh

II

Chi phí mua dụng cụ, hóa chất xét nghiệm bệnh thủy sản

 

 

81.700.000

 

1

Mua kít xét nghiệm

Bộ

07

70.300.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua đầu côn

Hộp

20

6.400.000

Ngân sách tỉnh

3

Mua hóa chất, dụng cụ (cồn, nước cất..)

 

 

5.000.000

Ngân sách tỉnh

III

Kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh

 

 

152.000.000

 

1

Chi phí thuê kho chứa hoá chất (20 tấn)

tháng

12

72.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Chi phí khoán lấy mẫu giám sát định kỳ (tiền mua mẫu tôm, dụng cụ đựng mẫu, cồn, găng tay, khẩu trang, bút, nhãn dán)

Mẫu

75

20.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Công tác phí, bồi dưỡng độc hại, xăng xe thực hiện nhiệm vụ chống dịch cho cán bộ tỉnh

 

 

30.000.000

Ngân sách tỉnh

4

Công tác phí, bồi dưỡng độc hại thực hiện nhiệm vụ chống dịch cho cán bộ huyện

 

 

30.000.000

Ngân sách huyện, thành phố, thị xã

IV

Kinh phí nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm bệnh thủy sản

 

 

1.575.000.000

 

1

Kinh phí tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN Iso/IEC 17025: 2005 phòng thử nghiệm

 

 

90.000.000

Ngân sách tỉnh 50%

Nguồn thu phí, lệ phí của Chi cục Chăn nuôi và Thú y 50%

2

Kinh phí duy tu, bão dưỡng thiết bị phòng thí nghiệm (do phòng xét nghiệm đã hoạt động hơn 10 năm nhưng chưa được duy tu bão dưỡng)

 

 

25.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Kinh phí mua mới thiết bị

 

 

1.460.000.000

Ngân sách Trung ương

3.1. Thiết bị máy RT-PCR xét nghiệm bệnh thủy sản (Do máy PCR của phòng xét nghiệm đã bị hư hỏng nặng, khó sửa chữa được và hiện đã lạc hậu so với yêu cầu

 

 

1.400.000.000

 

3.2. Các máy móc, thiết bị đi kèm máy RT-PCR

 

 

60.000.000

 

V

Kinh phí quản lý (3%)

 

 

55.600.000

Ngân sách huyện, thành phố, thị xã,

Chi cục Chăn nuôi - Thú y

TỔNG KINH PHÍ

 

 

1.909.300.000

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản của tỉnh:

- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tranh thủ nguồn Trung ương thực hiện Kế hoạch.

- Trên cơ sở tình hình công tác phòng, chống dịch thực tế, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí cụ thể cho công tác phòng, chống dịch, trình UBND xem xét, quyết định.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản, thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về nguy cơ, tác hại, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định và các văn bản quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản để người dân biết, thực hiện.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các ngành đơn vị có liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu giám sát, khoanh vùng, xử lý dịch bệnh; tổ chức quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người nuôi trồng.

- Khảo sát, đề xuất xây dựng lịch thời vụ, quản lý vùng nuôi, tăng cường quản lý chất lượng con giống thủy sản và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các hộ nuôi trồng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản nuôi trên địa bàn.

- Xây dựng Kế hoạch và bố trí các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức thông tin tuyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch để người dân tự chủ động bảo vệ thủy sản nuôi.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- Cục thú y, CQTY vùng 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: NN và PTNT, TC;
- Đài PT-TH, Báo Quảng Bình;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chi cục Thú y; TTKNKN, TT giống TS;
- VP UBND tỉnh: CVP, PVP;
- Lưu: VT, KTN.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Ngân

 

Phụ lục: Dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản 2017

(Kèm theo kế hoạch số: 2069 /KH-UBND tỉnh ngày 01/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Số tiền (đ)

Nguồn kinh phí

I

Công tác tuyên truyền

 

 

45.000.000

 

1

Phóng sự ngắn, chuyên đề trên báo, đài

 

02

10.000.000

NS Tỉnh

2

Tập huấn cho cán bộ thú y cơ sở

Người

200

35.000.000

NS Tỉnh

II

Chi phí mua dụng cụ, hóa chất xét nghiệm bệnh thủy sản

 

 

81.700.000

 

1

Mua kít xét nghiệm

Bộ

07

70.300.000

NS Tỉnh

2

Mua đầu côn

Hộp

20

6.400.000

NS Tỉnh

3

Mua hóa chất, dụng cụ (cồn, nước cất..)

 

 

5.000.000

NS Tỉnh

III

Kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh

 

 

152.000.000

 

1

Chi phí thuê kho chứa hoá chất (20 tấn)

tháng

12

72.000.000

NS Tỉnh

2

Chi phí khoán lấy mẫu giám sát định kỳ (tiền mua mẫu tôm, dụng cụ đựng mẫu, cồn, găng tay, khẩu trang, bút, nhãn dán)

Mẫu

75

20.000.000

NS Tỉnh

3

Công tác phí, bồi dưỡng độc hại, xăng xe thực hiện nhiệm vụ chống dịch cho cán bộ tỉnh

 

 

30.000.000

NS Tỉnh

4

Công tác phí, bồi dưỡng độc hại thực hiện nhiệm vụ chống dịch cho cán bộ huyện

 

 

30.000.000

UBND huyện, TP

IV

Kinh phí nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm bệnh thủy sản

 

 

1.575.000.000

 

1

Kinh phí tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN Iso/IEC 17025: 2005 phòng thử nghiệm

 

 

90.000.000

Ngân sách tỉnh 50%

Nguồn thu phí, lệ phí của Chi cục Chăn nuôi và Thú y 50%

2

Kinh phí duy tu, bão dưỡng thiết bị phòng thí nghiệm (do phòng xét nghiệm đã hoạt động hơn 10 năm nhưng chưa được duy tu bão dưỡng)

 

 

25.000.000

NS Tỉnh

3

Kinh phí mua mới thiết bị

 

 

1.460.000.000

NS Trung ương

3.1. Thiết bị máy RT-PCR xét nghiệm bệnh thủy sản (Do máy PCR của phòng xét nghiệm đã bị hư hỏng nặng, khó sửa chữa được và hiện đã lạc hậu so với yêu cầu

 

 

1.400.000.000

 

3.2. Các máy móc, thiết bị đi kèm máy RT-PCR

 

 

60.000.000

 

V

Kinh phí quản lý (3%)

 

 

55.600.000

NS tỉnh, huyện,

Chi cục

TỔNG KINH PHÍ

 

 

1.909.300.000

 

Bằng chữ: Một tỷ chín trăm linh chín triệu ba trăm nghìn đồng./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2069/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017 do tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 2069/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Lê Minh Ngân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản