- 1Thông tư 187/2010/TT-BTC Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 38/2012/TT-BNNPTNT về danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 33/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 187/2010/TT-BTC quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Công văn 8221/BNN-TY năm 2015 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 8528/BNN-TY năm 2016 xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2311/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 16 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch;
Căn cứ Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 tháng 2010 của Bộ Tài chính
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản;
Căn cứ Công văn số 8221/BNN-TY ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
Căn cứ Công văn số 8528/BNN-TY ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 286/TTr-SNN ngày 30 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đắk Nông; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông; Tổng Biên tập Báo Đắk Nông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 2311/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Đắk Nông)
1.1. Mục tiêu
- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; không để dịch bệnh trên động vật thủy sản phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh trên động vật thủy sản. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, nhanh chóng bao vây, khoanh vùng và dập tắt dịch bệnh trên phạm vi hẹp, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh gây ra.
- Nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, sự nguy hiểm của các loại dịch bệnh trên động vật thủy sản trong danh mục phải công bố dịch: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá Chép, do Spring viraemia of virus - SVCV; bệnh do KHV (Koi Herpesvirus Disease) gây bệnh trên cá chép, cá koi và một số bệnh thường xảy ra: Bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, là bệnh viêm ruột do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla; bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ, do Reovirus; các bệnh ký sinh trùng, bệnh nấm gây ra trên động vật thủy sản và các bệnh hội chứng lở, loét trên cá để chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Từ đó tham gia tích cực và có hiệu quả trong việc khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
1.2. Yêu cầu
Trong quá trình nuôi, các cơ sở nuôi trồng thủy sản được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
2.1. Tập huấn phổ biến quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
- Trang bị kiến thức pháp luật về thú y thủy sản và chuyên môn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân nuôi, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng bệnh để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững và hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ, các quy định của pháp luật về thú y thủy sản cho cán bộ thú y tham gia phòng, chống dịch bệnh thủy sản để quản lý dịch bệnh an toàn, hiệu quả.
2.2. Giám sát dịch bệnh
- Duy trì hệ thống giám sát dịch bệnh đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản, nòng cốt là chính quyền cơ sở, nhân viên thú y và các tổ chức đoàn thể tại địa phương đảm bảo phương châm “phát hiện nhanh, bao vây xử lý kịp thời”.
- Loài thủy sản được giám sát: Các loài cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi, cá diêu hồng, cá rô phi, cá lóc bông,... nuôi lồng bè trên các hồ thủy điện, nuôi hồ chứa, ao hồ nhỏ nuôi thâm canh và một số địa điểm khác.
- Chủ động điều tra dịch bệnh bằng việc thường xuyên kiểm tra định kỳ các yếu tố môi trường nuôi và lấy mẫu kiểm tra bệnh phẩm để sớm phát hiện dịch, bao vây dập tắt dịch khi có dịch xảy ra.
- Xây dựng và duy trì đường dây điện thoại nóng để tiếp nhận thông tin và tư vấn kỹ thuật cho cơ sở nuôi trồng thủy sản.
2.3. Kiểm soát vận chuyển và kiểm dịch động vật thủy sản
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản, không để động vật chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo kiểm soát toàn bộ động vật thủy sản lưu thông ra, vào địa bàn tỉnh.
- Tổ chức xử lý động vật thủy sản mang mầm bệnh nguy hiểm. Nếu động vật thủy sản vận chuyển vào địa bàn tỉnh Đắk Nông không có giấy chứng nhận kiểm dịch, vượt quá số lượng đã kiểm dịch theo quy định phải tổ chức kiểm tra lại và xử lý theo quy định hiện hành.
3.1. Khai báo dịch bệnh
Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân hoặc chết do môi trường, thời tiết,... có trách nhiệm báo cho nhân viên thú y xã (thú y cơ sở) để tiến hành điều tra, xử lý.
Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều động vật thủy sản người phát hiện báo cáo cho nhân viên thú y xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y hoặc báo cáo UBND huyện, thị xã, Chi cục Chăn nuôi và Thú y,... để kịp thời tổ chức chống dịch.
3.2. Điều tra ổ dịch
- Chỉ được thực hiện đối với: Ổ dịch bệnh mới xuất hiện, ổ bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch xảy ra ở phạm vi rộng, làm chết nhiều động vật thủy sản; khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ cơ sở nuôi.
- Điều tra ổ dịch được thực hiện trong vòng 02 ngày kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh và các yếu tố làm dịch bệnh lây lan.
- Xác định thôn, buôn, bon, tổ dân phố có dịch lập tức cử cán bộ chuyên môn xuống địa bàn khoanh vùng ổ dịch; đồng thời, lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh.
- Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, mua bán, kinh doanh động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản, giống thủy sản. Ổ dịch phải được xử lý theo quy định mới được xả thải ra môi trường xung quanh.
3.3. Xử lý ổ dịch và thủy sản mắc bệnh
- Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch: Đối với thủy sản sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác): Tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, chỉ vận chuyển đến các cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến.
- Chữa bệnh động vật thủy sản: Đối với các bệnh có phác đồ điều trị và có thể điều trị, chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị thủy sản mắc bệnh.
- Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh: Tổ chức tiêu hủy, nơi tiêu hủy xử lý bắt buộc số động vật thủy sản bị dịch bệnh phải tuân thủ theo quy định (không gây ô nhiễm môi trường, không gần các nguồn nước cấp nuôi; phương tiện vận chuyển phải kín, không để mầm bệnh lây lan và phát tán ra môi trường xung quanh...).
3.4. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng các dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, phun hóa chất sát trùng tại ổ dịch, tẩy dọn ao, lồng bè nuôi và các khu vực lân cận theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Thông báo cho cơ sở nuôi liền kề, có chung nguồn nước cấp để áp dụng các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra ngoài môi trường và cơ sở nuôi khác.
3.5. Công bố dịch và công bố hết dịch
- Công bố dịch bệnh thủy sản phải đảm bảo đủ điều kiện, đúng thẩm quyền, công khai chính xác, kịp thời.
- Công bố hết dịch phải thực hiện đúng quy định và đảm bảo đủ điều kiện công bố hết dịch.
3.6. Kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản trong vùng có dịch
- Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm soát, vận chuyển động vật thủy sản ngay khi quyết định công bố dịch có hiệu lực.
- Vận chuyển động vật thủy sản ra ngoài vùng dịch phải thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
3.7. Biện pháp xử lý đối với cơ sở nuôi chưa có bệnh ở vùng dịch trong thời gian công bố dịch
Chủ cơ sở chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định và tăng cường giám sát động vật thủy sản; báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh xảy ra để xử lý kịp thời.
- Tổng kinh phí: 508.840.000 đồng (Năm trăm lẻ tám triệu, tám trăm bốn mươi nghìn đồng). Trong đó:
+ Kinh phí phòng bệnh: 248.840.000 đồng.
+ Kinh phí chống dịch: 260.000.000 đồng.
(Có bảng dự trù kinh phí đính kèm)
* Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, bệnh thực vật được giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong dự toán hàng năm.
5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch; báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch về UBND tỉnh; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các huyện, thị xã.
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Phối hợp UBND các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch đối với Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã và Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã.
+ Chuẩn bị nội dung, kế hoạch tập huấn cho các đối tượng tham gia; chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân bổ hóa chất; cử cán bộ chuyên trách về thú y thủy sản kết hợp với cán bộ thú y các huyện, thị xã và cán bộ chăn nuôi và thú y các xã, phường, thị trấn thường xuyên xuống địa bàn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dịch bệnh thủy sản theo kế hoạch và thực hiện công tác báo cáo kịp thời.
+ Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã tổ chức triển khai các biện pháp giám sát; phòng, chống dịch theo đúng kế hoạch, đúng quy định.
+ Cử nhân viên thú y tham gia kịp thời, bám sát địa bàn; dùng hóa chất khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh; tiêu hủy động vật thủy sản bị bệnh và các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên.
+ Phân công cán bộ theo dõi địa bàn để hướng dẫn trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã triển khai các biện pháp phòng, chống và giám sát dịch bệnh. Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu về môi trường nuôi và lấy mẫu kiểm tra bệnh phẩm để giám sát dịch bệnh khi có dấu hiệu của dịch bệnh.
+ Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất sát trùng, trang bị máy móc thiết bị dụng cụ để cung cấp cho các địa phương phòng, chống dịch bệnh kịp thời.
5.2. UBND các huyện, thị xã:
- Căn cứ vào Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn và triển khai cho Ban Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo kế hoạch chung của tỉnh và của huyện.
- Trong trường hợp dịch xảy ra:
+ Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng, chống bệnh, đặc biệt là công tác tiêu hủy đối tượng bị bệnh và không cho vận chuyển ra khỏi vùng dịch.
+ Thủy sản dễ cảm nhiễm với bệnh dịch đang xảy ra. Do đó, không được vận chuyển từ các vùng khác vào vùng dịch hoặc ngược lại với mục đích nuôi giữ, làm giống hoặc làm thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác.
+ Thủy sản thương phẩm chỉ được phép vận chuyển ra ngoài vùng có dịch sau khi đã được xử lý theo quy định và chỉ vận chuyển đến các cơ sở thu mua, bán, sơ chế, chế biến.
- Ban hành quyết định xử lý động vật thủy sản bị dịch bệnh chết, thành lập Hội đồng xử lý tại địa phương theo quy định.
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách của huyện, thị xã để hỗ trợ cho công tác chống dịch theo quy định hiện hành.
- Thường xuyên báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch và nhận định tình hình dịch về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y).
5.3. UBND các xã, phường, thị trấn:
- Chỉ đạo trưởng thôn, buôn, bon, tổ dân phố; chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể vận động nhân dân giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Thành lập đội chống dịch gồm: Dân quân tự vệ, thanh niên, nhân viên thú y xã, Công an xã để xử lý động vật thủy sản bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, giám sát người ra vào vùng dịch, trực gác chốt kiểm dịch động vật.
- Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản chấp hành các điều kiện vệ sinh thú y về quy trình nuôi theo quy định; khi xảy ra dịch bệnh trên đàn thủy sản nuôi phải báo cáo cho nhân viên thú y hoặc trưởng thôn, buôn, bon, tổ dân phố; chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh và xử lý động vật thủy sản bị dịch bệnh.
5.4. Sở Tài chính:
- Chủ động dự phòng kinh phí chống dịch trong trường hợp có dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.
- Hướng dẫn hồ sơ thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch cho các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã (có sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản).
5.5. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí (Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông...) phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng chương trình tuyên truyền để phổ biến cho người dân biết, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản và thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản.
5.6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn các địa phương xử lý nơi tiêu hủy động vật thủy sản nhiễm bệnh chết, không để ô nhiễm môi trường.
5.7. Các cơ quan chuyên ngành khác (Công an tỉnh, Sở Công thương,....):
Chỉ đạo lực lượng chuyên môn (Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế,...) phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện thị xã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận chuyển giống thủy sản, sản phẩm thủy sản và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 2311/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)
Stt | HẠNG MỤC | ĐVT | Số Iượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
A | TỔNG KINH PHÍ PHÒNG BỆNH (I+II+III) | 248.840.000 |
| |||
I | Tập huấn phổ biến pháp luật về thú y thủy sản và các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản | 65.890.000 |
| |||
1 | Đối tượng là cán bộ thú y các cấp (71 người/Iớp/ngày x 02 ngày (71 người không hưởng lương) | 17.890.000 |
| |||
- | Phụ cấp cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn 50.000 đ/người/ngày x 2 ngày = 100.000 đồng/người | người | 71 | 100.000 | 7.100.000 | Điều 3 tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010 |
- | Tiền tài liệu 60.000 đ/ người + nước uống, VPP: 30.000 đ/người | người | 71 | 90.000 | 6.390.000 | |
- | Thuê hội trường + máy chiếu + thiết bị phục vụ giảng dạy 1.200.000đ/ lớp/ ngày | ngày | 2 | 1.200.000 | 2.400.000 | |
- | Phụ cấp giảng viên: 500.000/buổi | buổi | 4 | 500.000 | 2.000.000 | |
2 | Đối tượng là hộ nuôi trồng, kinh doanh giống thủy sản (01 lớp/ 2 huyện, 01 ngày/ lớp x 8 huyện, thị xã = 4 lớp, 70 người/lớp) | 48.000.000 |
| |||
- | Phụ cấp cho học viên: 70 người/ lớp x 4 lớp = 280 người (hỗ trợ tiền ăn 50.000 đ/người) | người | 280 | 50.000 | 14.000.000 |
|
- | Tiền tài liệu: 60.000 đ/ người + nước uống, VPP: 30.000 đ/người | người | 280 | 90.000 | 25.200.000 | Điều 3 tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010 |
- | Thuê hội trường + máy chiếu + thiết bị phục vụ giảng dạy 1.200.000đ/ lớp | lớp | 4 | 1.200.000 | 4.800.000 | |
- | Phụ cấp giảng viên: 500.000 đồng/buổi | buổi | 8 | 500.000 | 4.000.000 | |
II | KINH PHÍ GIÁM SÁT DỊCH BỆNH | 108.700.000 |
| |||
1 | Hỗ trợ cán bộ Chi cục giám sát dịch bệnh, lấy mẫu kiểm tra môi trường và xét nghiệm bệnh 2 người x 6 công/ tháng x 12 tháng x 100.000đ/công | công | 144 | 100.000 | 14.400.000 | Điều 1, mục 3 tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011 (được nêu tại Công văn số 8221/BNN-TY ngày 07/10/2015 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản) |
2 | Hỗ trợ Cán bộ Trạm thú ý huyện giám sát dịch bệnh 1 công/huyện/tháng x 12 tháng x 8 huyện, thị xã | công | 91 | 100.000 | 9.100.000 | |
3 | Hỗ trợ cán bộ thú ý cơ sở giám sát dịch bệnh 01 công/xã/tháng x 12 tháng x 71 xã | công | 852 | 100.000 | 85.200.000 | |
III | CHI PHÍ LẤY MẪU KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG VÀ XÉT NGHIỆM DỊCH BỆNH THỦY SẢN | 74.250.000 |
| |||
- | Vật tư lấy mẫu, công tác phí, công lấy mẫu, tiền vận chuyển mẫu | mẫu |
|
| 50.000.000 |
|
- | Chi phí xét nghiệm | mẫu | 50 | 485.000 | 24.250.000 | Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 |
B | TỔNG KINH PHÍ CHỐNG DỊCH (IV+V+VI) | 260.000.000 | ||||
IV | HÓA CHẤT TIÊU ĐỘ KHỬ TRÙNG TRONG VÙNG DỊCH (Chlorine) | kg | 1.000 | 50.000 | 50.000.000 | |
V | CHI BỒI DƯỠNG LỰC LƯỢNG CHỐNG DỊCH | 90.000.000 |
| |||
- | Chi hỗ trợ lực lượng xã chống dịch, tham gia tiêu hủy thủy sản 5 người/xã x 10 ngày x 10 xã. | công | 500 | 100.000 | 50.000.000 | Điều 1, mục 3 tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011 |
- | Chi hỗ trợ lực lượng Thú y các cấp tham gia chống dịch và tiêu hủy thủy sản 4 người/xã x 10 ngày x 10 xã. | công | 400 | 100.000 | 40.000.000 | |
VI | HỖ TRỢ CHỦ CƠ SỞ NUÔI KHI CÓ DỊCH BỆNH XẢY RA | 120.000.000 |
| |||
- | Nuôi cá truyền thống | ha | 10 | 7.000.000 | 70.000.000 | Điều 1, mục 3, điểm a tại Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 |
- | Nuôi lồng bè | 100/m3 | 500 | 10.000.000 | 50.000.000 | Điều 1, mục 3, điểm g tại Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 |
| TỔNG (A+B) |
|
|
| 508.840.000 |
|
- 1Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 2Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Kế hoạch 2069/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020
- 1Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 187/2010/TT-BTC Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 38/2012/TT-BNNPTNT về danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 33/2013/TT-BTC sửa đổi Thông tư 187/2010/TT-BTC quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Công văn 8221/BNN-TY năm 2015 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 8528/BNN-TY năm 2016 xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Kế hoạch 4123/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2017
- 12Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 13Kế hoạch 2069/KH-UBND năm 2016 phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2017 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 14Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020
Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 2311/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Trương Thanh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực