Điều 15 Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
Điều 15. Hạn mức đầu tư của quỹ mở
1. Danh mục đầu tư của quỹ mở phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định rõ tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch.
a) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
f) Chứng khoán phái sinh niêm yết, giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, và chỉ nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro.
3. Việc đầu tư vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch;
b) Đã được ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản về loại, mã chứng khoán, số lượng, giá trị giao dịch, thời điểm thực hiện;
c) Có đủ tài liệu chứng minh tổ chức phát hành sẽ hoàn tất hồ sơ đăng ký giao dịch hoặc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán trong thời hạn mười hai (12) tháng, kể từ ngày thực hiện giao dịch.
a) Không được đầu tư quá bốn mươi chín (49%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
b) Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, e và f khoản 2 Điều này, phát hành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh bằng giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Không được đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, kể cả các loại giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu, cổ phiếu có quyền biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết, trái phiếu chuyển đổi;
d) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó;
e) Không được đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
f) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá bốn mươi phần trăm (40%) tổng giá trị tài sản của quỹ;
g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ;
h) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
i) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm.
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ;
c) Thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư.
d) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm các tổ chức phát hành;
e) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
f) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
6. Công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư đáp ứng các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn ba (03) tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh.
7. Trường hợp sai lệch là do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định pháp luật hoặc điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày sai lệch phát sinh và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và các tổn thất (nếu có). Nếu phát sinh lợi nhuận, phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ.
Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 183/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 267 đến số 268
- Ngày hiệu lực: 01/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Loại hình và tên của quỹ
- Điều 4. Hồ sơ đăng ký chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở
- Điều 5. Chào bán chứng chỉ quỹ
- Điều 6. Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ
- Điều 7. Sổ đăng ký nhà đầu tư, xác nhận quyền sở hữu
- Điều 8. Điều lệ quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt
- Điều 9. Tài khoản của nhà đầu tư, tài khoản ký danh
- Điều 10. Quy định chung về giao dịch chứng chỉ quỹ
- Điều 11. Lệnh mua chứng chỉ quỹ
- Điều 12. Lệnh bán chứng chỉ quỹ
- Điều 13. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở
- Điều 14. Giá phát hành lần đầu, giá bán, giá mua lại đơn vị quỹ mở
- Điều 15. Hạn mức đầu tư của quỹ mở
- Điều 16. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ
- Điều 17. Hình thức giao dịch tài sản
- Điều 18. Quy định chung về xác định giá trị tài sản ròng
- Điều 19. Giá trị tài sản ròng của quỹ
- Điều 20. Đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ
- Điều 21. Chính sách phân chia lợi nhuận của quỹ
- Điều 22. Chi phí hoạt động của quỹ
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ mở
- Điều 24. Đại hội nhà đầu tư
- Điều 25. Điều kiện, thể thức tiến hành họp đại hội nhà đầu tư
- Điều 26. Thông qua quyết định của đại hội nhà đầu tư
- Điều 27. Phản đối quyết định của đại hội nhà đầu tư
- Điều 29. Quy định chung về việc hợp nhất, sáp nhập quỹ
- Điều 30. Trình tự, thủ tục thực hiện hợp nhất, sáp nhập quỹ
- Điều 35. Các quy định chung về Ngân hàng giám sát
- Điều 36. Hoạt động lưu ký tài sản quỹ của ngân hàng giám sát
- Điều 37. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát
- Điều 38. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát
- Điều 39. Đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở
- Điều 40. Hoạt động của đại lý phân phối
- Điều 41. Quy định chung về nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ