Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8547:2011

GIỐNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG GIỐNG VÀ ĐỘ THUẦN CỦA LÔ HẠT GIỐNG

Crops seed – Method for control plot test

Lời nói đầu

TCVN 8547:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 404:2003 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8547:2011 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

GIỐNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG GIỐNG VÀ ĐỘ THUẦN CỦA LÔ HẠT GIỐNG

Crops seed – Method for control plot test

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung và phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày bằng phương pháp gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Tiền kiểm (Pre-control)

Việc gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng mẫu của lô hạt giống được dùng để nhân giống đời sau (sau đây gọi là mẫu kiểm tra).

CHÚ THÍCH: Thời điểm gieo trồng thí nghiệm có thể trước hoặc đồng thời với ruộng nhân từ lô giống đó. Kết quả tiền kiểm bổ sung thông tin về tính đúng giống và độ thuần của ruộng giống được nhân từ lô giống đó.

2.2 Hậu kiểm (Post-control)

Việc gieo trồng trên ô thí nghiệm đồng ruộng mẫu của lô hạt giống đã được sản xuất (sau đây gọi là mẫu kiểm tra), để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống đó.

CHÚ THÍCH: Trường hợp lô hạt giống dùng để nhân tiếp đời sau, kết quả hậu kiểm được sử dụng như kết quả tiền kiểm của ruộng giống được nhân từ lô giống đó.

2.3 Mẫu chuẩn (Standard sample)

Mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu chuẩn cung cấp.

2.4 Tính đúng giống (Trueness of variety)

Sự phù hợp về các tính trạng đặc trưng của mẫu kiểm tra so với mẫu chuẩn.

2.5 Độ thuần giống (Varietal purity)

Tỷ lệ phần trăm các cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.

2.6 Cây khác dạng (Off-type plant)

Cây có một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng khác biệt rõ ràng so với mẫu chuẩn của giống được kiểm tra.

2.7 Bản mô tả giống (Varietal description)

Bản mô tả các tính trạng đặc trưng của một giống để làm cơ sở phân biệt với các giống khác trong cùng loài.

3 Nguyên tắc

3.1 Tính đúng giống được đánh giá bằng cách so sánh các tính trạng đặc trưng của các cây trong mẫu hậu kiểm với các cây trong mẫu chuẩn.

3.4 Độ thuần giống được đánh giá bằng cách đếm số cây khác dạng trên tổng số cây kiểm tra trong ô thí nghiệm và đối chiếu với chỉ tiêu độ thuần giống.

4 Lấy mẫu

Mẫu hậu kiểm được lấy trực tiếp từ lô hạt giống theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc lấy từ mẫu gửi kiểm nghiệm chất lượng.

5 Phương pháp tiến hành

5.1 Yêu cầu chung

5.1.1 Mẫu hậu ki

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 về giống cây trồng - phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống

  • Số hiệu: TCVN8547:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản