PHƯƠNG PHÁP HẬU KIỂM GIỐNG CÂY TRỒNG
( Method for conducting post control plots )
(Ban hành kèm theo quyết định số 20/2000/QĐ-BNN-KHCNngày 06 tháng 03 năm 2000)
Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc và phương pháp đánh giá tính đúng giống, độ thuần và một số chỉ tiêu chất lượng khác của một lô giống, thông qua thí nghiệm đồng ruộng.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với các lô giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày đang sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước, khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý, cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc người sử dụng giống cây trồng.
Hậu kiểm giống cây trồng nhằm xác định :
- Tính đúng giống và độ thuần của lô giống làm cơ sở để sử dụng lô giống hoặc giải quyết những nghi ngờ, tranh chấp liên quan đến chất lượng lô giống.
- Trong trường hợp giống lai, hậu kiểm nhằm đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác như : độ bất dục đực của dòng mẹ, năng suất F1 của cùng một tổ hợp lai nhưng bố mẹ được duy trì và nhân ở những điều kiện khác nhau .
Trong tiêu chuẩn này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
3.1. Hậu kiểm giống cây trồng - Post Control Plots - gọi tắt là Hậu kiểm :
Là đánh giá chất lượng (chủ yếu là tính đúng giống và độ thuần ) của một lô giống thông qua kiểm tra cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó trên ô thí nghiệm ngoài đồng. Hậu kiểm được thực hiện sau khi đã kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm trong phòng.
3.2. Tính đúng giống ( tính xác thực của giống ) - Varietal Trueness :
Một lô giống được coi là đúng giống nếu cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó, trong quá trình sinh trưởng - phát triển luôn biểu hiện các tính trạng đặc trưng phù hợp với mẫu chuẩn hoặc bảng mô tả giống.
3.3. Độ thuần giống - Varietal Purity :
Là mức độ đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của các cây được gieo trồng từ mẫu hạt giống của cùng một lô giống. Độ thuần được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cây của chính giống đó so với tổng số cây kiểm tra.
3.4. Cây khác dạng - Off Type Plant :
Là những cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt với tính trạng đặc trưng của giống được kiểm tra.
3.5. Bảng mô tả giống - Table of Variety Characteristics :
Là bảng liệt kê các tính trạng đặc trưng của một giống nhằm mô tả giống mà dựa vào đó có thể phân biệt giống này với các giống khác.
3.6. Mẫu chuẩn - Standard Sample :
Là mẫu hạt giống hoặc cây mọc từ mẫu hạt giống đó, có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bảng mô tả giống, do chính tác giả của giống đó cung cấp hoặc được nhân từ giống tác giả và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
4.1. Để kiểm tra tính đúng giống, thí nghiệm hậu kiểm phải được thiết kế để có thể so sánh các mẫu đại diện của các lô giống tham gia hậu kiểm với mẫu chuẩn của giống đó.
4.2. Để đánh giá độ thuần, thí nghiệm hậu kiểm phải được bố trí và thực hiện nhằm bảo đảm các thông tin thu được hoàn toàn chính xác.
5.1. Mỗi thí nghiệm hậu kiểm chỉ kiểm tra các mẫu giống của cùng một giống. Các giống khác nhau sẽ được kiểm tra ở các
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 20/2000/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chuẩn ngành: Phương pháp hậu kiểm giống cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8547:2011 về giống cây trồng - phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8669:2011 về Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 404:2000 về phương pháp hậu kiểm giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN404:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 06/03/2000
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định