Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6878 : 2001

QUẦN ÁO BẢO VỆ CHỐNG NÓNG VÀ CHÁY – ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH NHIỆT CỦA VẬT LIỆU VÀ CỤM VẬT LIỆU KHI TIẾP XÚC VỚI NGUỒN NHIỆT BỨC XẠ

Clothing for protection against heat and fire – Evaluation of thermal behaviour of materials and material assemblies when exposed to a source of radiant heat

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp bổ sung hoàn chỉnh cho nhau (phương pháp A và phương pháp B) để đánh giá đặc tính nhiệt của vật liệu và cụm vật liệu sử dụng để may quần áo bảo vệ chống nóng, chống cháy khi tiếp xúc với một nguồn nhiệt bức xạ.

Các phép thử này được thực hiện trên các loại vải đơn hoặc đa lớp hoặc các loại vật liệu khác dùng may quần áo chống nóng, chống cháy. Các phép thử có thể được áp dụng cho các loại lắp ghép phù hợp với quần yếm có gia cố dùng cho quần áo bảo vệ chống nhiệt có hoặc không có lớp lót.

Phương pháp A được sử dụng để đánh giá bằng mắt những biến đổi của vật liệu sau khi có tác động của bức xạ nhiệt. Với phương pháp B, hiệu quả bảo vệ của vật liệu được xác định. Vật liệu có thể được thử bằng cả hai phương pháp hoặc chỉ bằng một trong hai phương pháp.

Việc thử mẫu theo hai phương pháp này nhằm mục đích phân loại vật liệu. Tuy nhiên để có thể thông báo hoặc dự báo về sự phù hợp của vải may quần áo bảo vệ thì cần tính đến tiêu chuẩn bổ sung.

Vì mẫu được thử ở nhiệt độ phòng, nên các kết quả không nhất thiết phải tương ứng với đặc tính của vật liệu ở nhiệt độ môi trường cao hơn và do đó các kết quả chỉ phù hợp trong một phạm vi nhất định để dự đoán tính năng quần áo bảo vệ được làm từ loại vật liệu đem thử.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 1748 : 1991 (ISO 139 : 1973), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

3.1. Sự thay đổi bề ngoài của mẫu thử (Change in appearance of the specimen): Tất cả các thay đổi bề ngoài của vải (co lại, tạo vết cháy than, mất màu, cháy xém, cháy sáng, nóng chảy, v.v…)

3.2. Mức truyền nhiệt (Heat transfer levels) (t1, t2 và t3): Ba mức truyền nhiệt khác nhau, biểu thị bằng thời gian từ lúc bắt đầu chiếu xạ nhiệt đến khi toàn bộ lượng nhiệt đi qua mẫu (t1 và t2) hoặc dòng nhiệt ở mặt sau mẫu thử (t­3) đạt tới một mức nhất định.

3.3. Hệ số truyền nhiệt (Heat transmission factor) (TF): Đại lượng đo của phần nhiệt truyền qua mẫu thử khi tiếp xúc với một nguồn nhiệt bức xạ. Về số học nó bằng tỉ số của nhiệt đã truyền và mật độ dòng nhiệt tới.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6878:2001 về Quần áo bảo vệ chống nóng và cháy - Đánh giá đặc tính nhiệt của vật liệu và cụm vật liệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt bức xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6878:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/12/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản