CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Heat protection for residential buildings - Design guide
Lời nói đầu
TCVN 9258 : 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 293 : 2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9258 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.
CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Heat protection for residential buildings - Design guide
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thiết kế chống nóng cho các loại nhà ở khi xây mới hoặc cải tạo.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những công trình tạm, lán trại, công trường, các công trình ngầm, các công trình đặc biệt...
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4605:1988, Kỹ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5687: 2010, Thông gió - điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5718 : 1993, Mái và sàn bêtông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước;
TCXD 230 : 19981), Nền nhà chống nồm - Tiêu chuẩn thiết kế và thi công;
TCXD 232 : 19991), Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu;
TCXDVN 306: 20041), Nhà ở và công trình công cộng - Các thông số vi khí hậu trong phòng - Thuật ngữ và định nghĩa.
3.1. Biên độ dao động nhiệt độ At[0C]
Trị số tuyệt đối của chênh lệch giữa trị số nhiệt độ cao nhất (hoặc trị số thấp nhất) với nhiệt độ trung bình ngày đêm khi nhiệt độ dao động biểu hiện ra tính chu kỳ.
3.2. Quán tính nhiệt D
Chỉ mức độ tăng giảm nhanh hay chậm của dao động nhiệt độ bên trong kết cấu bao che khi chịu tác động của dòng nhiệt dao động. Với kết cấu bao che bằng vật liệu đơn nhất, D= RS; với kết cấu bao che nhiều lớp vật liệu D = SRS. Trong đó, R là nhiệt trở, S là hệ số trữ nhiệt của vật liệu. Trị số D càng lớn, dao động nhiệt độ suy giảm càng nhanh, độ ổn định nhiệt của kết cấu bao che càng tốt.
3.3. Tính ổn định nhiệt
Khả năng chống lại dao động nhiệt độ của kết cấu bao che dưới tác động nhiệt có tính chu kỳ. Nhiệt trở của kết cấu bao che ảnh hưởng chủ yếu đến tính ổn định nhiệt. Tính ổn định nhiệt của căn phòng là năng lực chống lại dao động nhiệt độ của cả căn phòng dưới tác động của nhiệt chu kỳ trong ngoài nhà. Tính ổn định nhiệt của căn phòng được quyết định bởi tính ổn định của kết cấu bao che.
3.4. Tỷ lệ diện tích cửa sổ - tường
Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích tường xung quanh căn phòng đó (còn gọi là diện tích được bao che bởi chiều cao tầng của căn phòng và đường định vị gian phòng).
3.5. Độ tắt dần V0 và thời gian trễ S
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế
- Số hiệu: TCVN9258:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực