Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6508:1999

ISO 1211 : 1984 (E)

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO –
PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk –Determination of fat content – Gravimetric method (reference method)

Lời nói đầu

TCVN 6508 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1211 : 1984 (E)

TCVN 6508 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

0. Giới thiệu

Tiêu chuẩn này soát xét từ ISO/R 1211. Hiện nay việc cố gắng để xây dựng phương pháp Rose-Gottlieb thành một tiêu chuẩn riêng biệt để áp dụng cho tất cả các sản phẩm sữa không thực hiện được. Do đó, việc soát xét và hài hòa các phương pháp chuẩn hiện hành cho các sản phẩm riêng biệt hoặc cho từng nhóm sản phẩm và tiêu chuẩn hóa các phương pháp tương tự cho những nhóm sản phẩm này mà trước đó chưa xây dựng đã được quyết định.

Những sửa đổi cơ bản so với ISO/R 1211 như sau:

a) Sử dụng bình chiết chất béo kiểu Mojonnier và dùng ly tâm để tách các dung môi;

b) Bổ sung etanola trước khi chiết lần hai;

c) Cần làm nguội bình thu nhận chất béo đến nhiệt độ môi trường trước khi cân;

Dùng ly tâm để tách nhanh các lớp dung môi và hạn chế việc tái hòa tan chất béo chiết được hoặc hạn chế việc lặp lại phép xác định.

Cho etanola trước khi chiết lần hai để giảm nguy cơ tạo thành lớp chất lỏng sánh hoặc quánh, đặc biệt đối với sản phẩm chứa xacaroza (thí dụ: sữa đặc có đường, kem lạnh thực phẩm và ở mức thấp hơn như sữa bột). Người ta đã tìm thấy là việc bổ sung này đặc biệt tăng độ chính xác của phương pháp.

Việc nhấn mạnh về vấn đề cần thiết phải làm nguội bình thu nhận chất béo đến nhiệt độ môi trường trước khi cân do sai số bởi nguồn gốc này là 0,01% chất béo trên 10C đã được xác nhận đối với sữa dạng lỏng. Do đó không quy định việc sử dụng tủ hút ẩm, ở một chừng mực nào đó việc bình kiểm tra rỗng sẽ bù vào các sai số này. Người ta cho thấy rằng sử dụng bình như vậy cùng với mẫu trắng trên 10 ml nước thực hiện cùng với phép xác định là phức tạp và không cải tiến được độ chính xác.

Tuy nhiên, vẫn cần phải sử dụng bình kiểm tra rỗng và do đó phải được quy định khi tiến hành thử trắng để kiểm tra thuốc thử để tránh đánh giá sai về sự có mặt hay không có mặt chất không bay hơi.

 

TCVN 6508 : 1999

SỮA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO – PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk –Determination of fat content – Gravimetric method (reference method)

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định hàm lượng chất béo sữa nguyên liệu và sữa đã chế biến dạng lỏng, sữa đã tách một phần chất béo và sữa đã tách hoàn toàn chất béo trong đó việc tách hoặc phân chia chất béo thể hiện không rõ ràng (xem chú thích 8.1).

Chú thích – Khi yêu cầu độ chính xác cao hơn đối với sữa đã tách chất béo, thí dụ để bộ tách kem làm việc có hiệu quả, nên sử dụng phương pháp đặc biệt đối với sản phẩm đã tách hoàn toàn chất béo được quy định trong ISO 7208 Sữa đã tách hoàn toàn chất béo, whey, buttermilk – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp trọng lượng (phương pháp chuẩn).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6400 : 1998 Sữa và sản phẩm sữa – Phương pháp lấy mẫu (ISO 707)

ISO 3889 Sữa và sản phẩm sữa – Xác định hàm lượng chất béo – Bình chiết chất béo kiểu Mojonnier.

3. Định nghĩa

Hàm lượng chất béo của sữa: là tất cả các chất xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này

Hàm lượng chất béo được tính bằng phần trăm khối lượng.

4. Nguyên tắc<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6508:1999 (ISO 1211 : 1984 (E)) về sữa - xác định hàm lượng chất béo - phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6508:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản