Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5785-1994

VẬT LIỆU DỆT
SỢI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ
Textile material
Yarn
Method for determination of yarn number

Lời nói đầu

TCVN 5785-1994 được xây dựng trên cơ sở của

TCVN 2268-77, ISO 2060-1972 và ASTM D1059-87.

TCVN 5785-1994 thay thế cho  TCVN 2268-77.

TCVN 5785-1994 do Viện công nghiệp dệt sợi Bộ công nghiệp nhẹ biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

VẬT LIỆU DỆT
SỢI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ
Textile material
Yarn
Method for determination of yarn number

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số của sợi bông, len, sợi được sản xuất từ xơ cứng, xơ hóa học, sợi pha, tơ thiên nhiên và tơ hóa học có độ giãn nhỏ hơn 5% khi tăng tải trọng lực căng từ 0,25 đến 0,75 cN/tex. Khi có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép áp dụng với loại tơ, sợi có độ giãn lớn hơn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại sợi đặc biệt như sợi thủy tinh, sợi kim loại, sợi từ xơ đá (asbestos)….

1. Khái niệm

1.1 Chỉ số sợi là  một đại lượng đặc trưng cho kích thước của sợi được biểu thị bằng khối lượng trên đơn vị chiều dài (hệ trực tiếp) hoặc chiều dài trên đơn vị  khối lượng (hệ gián tiếp), phụ thuộc vào hệ do chỉ số sợi.

1.1.1 Chỉ số sợi trực tiếp (T) tương đương với mật độ dài là khối lượng (G) trên đơn vị chiều dài (L) của sợi.

T =

1.1.2 Chỉ số sợi gián tiếp (N) ngược lại với mật độ dài là chiều dài (L) trên đơn vị khối lượng (G) của sợi.

N =

trong đó

G là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;

L chiều dài mẫu thử, tính bằng m;

1.2 Chỉ số được phân thành:

1.2.1 Chỉ số sợi thực tế là chỉ số được xác định ở độ ẩm thực tế của sợi.

1.2.2 Chỉ số sợi quy chuẩn là chỉ số được quy về theo độ ẩm chuẩn, quy định cho loại sợi đó.

1.2.3 Chỉ số sợi danh nghĩa là chỉ số dùng trong thương mại và làm căn cứ để thiết kế mặt hàng trong sản xuất.

2. Bản chất phương pháp

Sợi được quấn lên guồng dưới sức căng ban đầu theo chiều dài quy định thành những con sợi hoặc đo chiều dài những đoạn sợi được tách ra từ vải, từ sợi xe. Cân chính xác các mẫu thử đó. Chỉ số sợi được tính từ khối lượng và chiều dài mẫu thử.

3. Xác định chỉ số sợi bằng con sợi

3.1 Phương tiện thử

Guồng sợi quay tay hay chạy điện có chu vi quy định 1000 ± 3 mm. Khi có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép sử dụng guồng có chu vi từ 0,9 đến 2,3  mét với sai số ± 4%. Guồng có bộ rê sợi bộ phận tạo sức căng  ban đầu và cơ cấu để tháo con sợi khỏi guồng được dễ dàng.

Cân phân tích có độ chính xác tới 0,001 g

Tủ sấy thường hoặc tủ sấy có cân.

3.2 Lấy mẫu.

Lấy mẫu đại diện lô và mẫu thí nghiệm theo điều 3.1 của TCVN 5783 - 1994 (lấy ít nhất 10 bao gói sản phẩm ống sợi, búp sợi…). Từ mỗi mẫu thí nghiệm (ống sợi, búp sợi…) lấy ít nhất 3 con sợi, tạo số mẫu thử tối thiểu là 30.

Trong trường hợp cần kiểm tra số lần thử (số mẫu thử) sử dụng công thức :

n =

trong đó

t - thừa số phụ thuộc và số lần thử và độ tin cậy thông thường lấy t=1,96 với độ tin cậy Q=95%

CV- hệ số biến sai chỉ số sợi (lấy theo giá trị lớn nhất thu được trong kinh nghiệm kiểm tra cho từng loại chỉ số)

A- giá trị sai số tương đối

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5785:1994 về Vật liệu dệt - Sợi - Phương pháp xác định chỉ số của sợi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN5785:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản