Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
(ISO 7211/3 – 1984)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ UỐN CỦA SỢI TRÊN VẢI
Textiles. Woven fabrics. Determination of crimp of yarn in fabrics
Cơ quan biên soạn:
Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Khu vực 1
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:
Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học Nhà nước
Quyết định ban hành số 643/QĐ ngày 28 tháng 11 năm 1990
VẬT LIỆU DỆT
VẢI DỆT THOI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ UỐN CỦA SỢI TRÊN VẢI
Textiles. Woven fabrics. Determination of crimp of yarn in fabrics
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ uốn của sợi trên vải dệt thoi, nhưng không thích hợp cho các loại vải mà việc loại bỏ độ uốn của sợi là không thể thực hiện được hoặc việc kéo thẳng sợi dưới tác dụng của lực quy định là không thực tế.
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 7211/3 – 1984
1.1. Độ uốn phần trăm của sợi trên vải là tỷ số tính bằng phần trăm giữa hiệu trung bình của chiều dài kéo thẳng và khoảng cách giữa hai đầu của sợi trên vải so với khoảng cách giữa hai đầu của sợi trên vải.
1.2. Lực duỗi thẳng là lực nhỏ nhất tác dụng lên sợi để loại bỏ độ uốn gây ra khi dệt.
Tách sợi từ một băng vải có chiều dài xác định. Sợi được duỗi thẳng bằng một lực phù hợp với từng loại sợi và độ nhỏ của sợi. Đo chiều dài sợi ở trạng thái kéo thẳng. Sự chênh lệch giữa chiều dài của sợi kéo thẳng và khoảng cách giữa hai đầu của sợi trên vải được biểu thị bằng phần trăm so với khoảng cách giữa hai đầu của sợi trên vải.
3.1. Dụng cụ kéo thẳng và đo chiều dài sợi nằm ngang hoặc thẳng đứng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Hai ngàm kẹp sợi, mà mỗi cái lúc đầu được kẹp ở cạnh sau của chúng và khi kẹp lại tạo thành mặt phẳng kẹp song song.
- Khoảng cách giữa hai ngàm kẹp có thể thay đổi được và có thể đo được.
- Vạch mốc được đánh dấu trên mặt bên của mỗi ngàm, cách cạnh của miệng ngàm khoảng 2,5 mm mà cạnh đó gần với ngàm thứ hai nhất để có thể nhìn thấy được khi đóng ngàm.
- Có thể sử dụng một trong các ngàm để tạo lực quy định kéo thẳng sợi.
3.2. Thước khắc độ có cùng đơn vị đo với dụng cụ duỗi thẳng.
3.3. Kim gẩy sợi.
4.1. Trước khi thử mẫu được đặt ở một trong các điều kiện khí hậu chuẩn theo quy định hiện hành ít nhất 16 giờ.
4.2. Mẫu đã thuần hóa được đặt trên một bàn phẳng sao cho không bị kéo căng và không có nếp nhàu. Đánh dấu 5 băng chữ nhật trên mẫu vải, hai băng có cạnh dài song song với sợi dọc và ba băng có cạnh dài song song với sợi ngang. Mỗi băng mẫu phải có ít nhất 10 sợi theo chiều rộng và dài ít nhất gấp 20 lần chiều dài phần mẫu kẹp giữa hai ngàm của máy.
Cắt dọc theo hai cạnh ngắn và một cạnh dài của mỗi băng hình chữ nhật sao cho tạo thành 5 dải băng ở trên vải. Đo khoảng cách giữa 2 cạnh ngắn của mỗi dải băng đó bằng milimét.
Chú thích: Nếu muốn kết hợp xác định độ uốn và độ nhỏ của sợi thì phải chuẩn bị thêm 2 băng mẫu theo chiều sợi ngang và để đảm bảo có đại diện của 5 ống sợi ngang khác nhau. Tốt nhất tất cả các băng mẫu có cùng chiều dài khoảng 250mm và chiều rộng của chúng sao cho có chứa ít nhất 25 sợi dọc hoặc sợi ngang để thử.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2130:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định tính hóa chất còn lại
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4181:2009 (ASTM D 1577 : 2007) về Vật liệu dệt - Xơ - Phương pháp xác định độ nhỏ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4183:2009 (ASTM D 1442 : 2006) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định độ chín (Quy trình trương nở bằng natri hydroxit và ánh sáng phân cực)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5091:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ hút nước do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5092:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ thoáng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5237:1990 (ST SEV 6480-88)
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8042:2009 (ASTM D 3776 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2130:2009 về Vật liệu dệt - Vải bông và sản phẩm vải bông - Phương pháp xác định định tính hóa chất còn lại
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4181:2009 (ASTM D 1577 : 2007) về Vật liệu dệt - Xơ - Phương pháp xác định độ nhỏ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4183:2009 (ASTM D 1442 : 2006) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định độ chín (Quy trình trương nở bằng natri hydroxit và ánh sáng phân cực)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5091:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ hút nước do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5092:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ thoáng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5096:1990 (ISO 7211/6-1984)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5235:2002 (ISO 105-E04: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5237:1990 (ST SEV 6480-88)
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5444:1991 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ không nhầu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8042:2009 (ASTM D 3776 : 2007) về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5093:1990 (ISO 7211/3 – 1984) về Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Phương pháp xác định độ uốn của sợi trên vải do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5093:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/11/1990
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra