Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4414:1987
ĐỒ HỘP - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ HÒA TAN BẰNG KHÚC XẠ KẾ
Canned foods - Determination of soluble solids content. Refractometric method
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 165 - 64, phần IV điều 27.
1. Nội dung phương pháp
Phương pháp này dựa trên độ khúc xạ ánh sáng của đường và một số hợp chất hữu cơ khác quy ra đường. Đọc hàm lượng phần trăm trực tiếp trên thang chia độ của khúc xạ kế ở 200C.
2. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87 và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4413 - 87
3. Dụng cụ và vật liệu
Khúc xạ kế phòng thí nghiệm chia độ tới 0,2% hàm lượng chất khô và sai số nhỏ hơn 0,2%.
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g;
Cốc thủy tinh dung tích 50ml;
Cối chày sứ;
Đũa thủy tinh dẹt đầu;
Cát tinh chế theo TCVN 4413 - 87;
Vải phin mịn;
Nước cất theo TCVN 2117 - 77.
4. Chuẩn bị thử
Trước khi thử cần kiểm tra độ chính xác của khúc xạ kế.
4.1. Lau sạch mặt lăng kính bằng bông thấm nước cất để khô.
4.2. Điều chỉnh thị trường của khúc xạ kế cho rõ nét phần phân quang.
4.3. Điều chỉnh điểm 0 của khúc xạ kế bằng nước cất ghi nhiệt độ lúc điều chỉnh. Lau khô mặt lăng kính và tiến hành đo mẫu ngay để nhiệt độ đo không chênh với nhiệt độ điều chỉnh máy.
5. Tiến hành thử
5.1. Đối với sản phẩm lỏng
Lắc đều mẫu, dùng đũa thủy tinh dẹt đầu đưa 2 - 3 giọt mẫu vào lăng kính dưới, đậy lăng kính trên lại.
Nếu dùng khúc xạ kế để bàn Abbe điều chỉnh cho vạch phân quang về đúng tâm điểm, đọc chỉ số phần trăm trên thang chia độ. Ghi nhiệt độ khi đo.
5.2. Đối với sản phẩm là khối đặc (nước quả đục, sản phẩm dạng purê).
Lấy một lượng mẫu cần thiết vào miếng vải phin mịn, từ từ ép loại bỏ 2-3 giọt ban đầu rồi nhỏ 2-3 giọt lên lăng kính dưới. Đo như điều 5.1
5.3. Đối với sản phẩm đặc, thẫm mầu (mứt rim, mứt nhuyễn…) và sản phẩm khó tách phần lỏng
Cân 5 - 10g mẫu bằng cân kỹ thuật cho vào khoảng 4g cát tinh chế và lượng nước bằng lượng mẫu đã lấy, nghiền nhanh hỗn hợp trong cối sứ. Lấy một phần hỗn hợp cho vào miếng vải phin mịn, ép loại bỏ 2 - 3 giọt dịch ban đầu rồi nhỏ 2 - 3 giọt lên lăng kính dưới và đo như điều 5.1.
6. Tính kết quả
6.1. Đối với sản phẩm đo như điều 5.1 và 5.2 lấy kết quả đọc được trên máy và hiệu chỉnh về 200C (dùng bảng hiệu chỉnh phần phụ lục).
6.2. Đối với sản phẩm đo như điều 5.3.
Hàm lượng chất khô hòa tan (X) tính bằng % theo công thức:
X = 2a
Trong đó:
a - chỉ số khúc xạ đo được;
2 - hệ số pha loãng.
Kết quả là trung bình cộng kết quả của 2 lần xác định song song. Chênh lệch kết quả giữa hai lần xác định không được vượt quá 0,2%.
PHỤ LỤC 1
BẢNG HIỆU CHỈNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ QUY VỀ NHIỆT ĐỘ 200C
Nhiệt độ 0C | Hiệu chỉnh tỷ lệ theo khối lượng phần trăm sacaroza | ||||||||||||||
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5606:1991 (CODEX STAN 55 – 1981) về đồ hộp rau - nấm hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1521:1986 về đồ hộp quả - chuối nước đường do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4411:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1981:1988 về đồ hộp - xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp chuẩn độ
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4589:1988 (ST SEV 3010 - 81, ST SEV 3012 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4592:1988 (ST SEV 4232 - 83) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng lipit tự do và lipit tổng số
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1980:1988 (ISO 5517:1979) về đồ hộp - xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp trắc quang
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4410:1987 về đồ hộp - phương pháp thử cảm quan
- 1Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5606:1991 (CODEX STAN 55 – 1981) về đồ hộp rau - nấm hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1521:1986 về đồ hộp quả - chuối nước đường do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4411:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1981:1988 về đồ hộp - xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp chuẩn độ
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4589:1988 (ST SEV 3010 - 81, ST SEV 3012 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4592:1988 (ST SEV 4232 - 83) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng lipit tự do và lipit tổng số
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1980:1988 (ISO 5517:1979) về đồ hộp - xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp trắc quang
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987 về đồ hộp - phương pháp lấy mẫu
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4410:1987 về đồ hộp - phương pháp thử cảm quan
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4413:1987 về đồ hộp - phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4414:1987 về đồ hộp - xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng khúc xạ kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN4414:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra