Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4413:1987
ĐỒ HỘP
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH HOÁ HỌC
Canned foods
Preparation of samples for chemical analysis
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 165 – 64, phần IV, điều 24
1. Quy định chung
1.1. Trước khi chuẩn bị mẫu, nên tiến hành xác định khối lượng tịnh, tỷ lệ khối lượng các thành phần.
1.2. Khi chuẩn bị mẫu để xác định các tạp chất vô cơ bằng phương pháp tuyển nổi không được nghiền mẫu trong cối nghiền.
1.3. Khi chuẩn bị mẫu để xác định hàm lượng kim loại nặng không được để mẫu tiếp xúc với bề mặt kim loại.
1.4. Khi chuẩn bị mẫu để xác định hàm lượng vitamin C không được để sản phẩm nơi có gió, tiếp xúc với bề mặt kim loại và đun nóng sản phẩm.
1.5. Làm sạch bao bì đồ hộp trước khi mở hộp để chuẩn bị mẫu.
1.6. Cho phép bảo quản mẫu đã chuẩn bị trong chai thủy tinh có nút nhám hoặc nút kín trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 đến 50C không quá 24 giờ.
1.7. Trước khi lấy mẫu để phân tích cần trộn đều mẫu đã được chuẩn bị.
2. Lấy mẫu theo TCVN 4409 - 87
3. Thiết bị và dụng cụ
Máy xay dùng trong phòng thí nghiệm với dao và mặt sàng kim loại không gỉ có đường kính lỗ 3 mm;
Máy đồng hoá dùng trong phòng thí nghiệm với lưỡi dao cánh khuấy bằng kim loại không gỉ;
Cối chày sứ, đĩa sứ;
Cốc thủy tinh, dung tích 250 – 1000ml;
Chai thủy tinh có nút nhám hoặc nút kín, dung tích 500ml;
Bếp cách thủy;
Kéo bằng kim loại không gỉ.
4. Chuẩn bị mẫu
4.1. Sản phẩm ở dạng lỏng
Lắc kỹ sản phẩm, mở một phần nắp hộp và chuyển sản phẩm vào chai thủy tinh có nút nhám.
4.2. Sản phẩm có phần cái nước riêng biệt. Mở 1/3 nắp hộp, đổ nhẹ toàn bộ phần nước vào cốc thủy tinh. Sau đó mở hết nắp hộp, loại bỏ hết quả hoặc xương (nếu có) rồi cho phần cái vào máy xay hoặc cối sứ nghiền tương đối nhỏ. Chuyển toàn bộ mẫu sang máy đồng hoá, đồng hoá trong 1 – 2 phút ở tốc độ trung bình. Đổ phần nước vào, đồng hoá tiếp 30 giây. Cho mẫu vào chai thủy tinh có nút nhám.
4.3. Sản phẩm ở dạng đông đặc khó tách riêng cái nước (purê mứt đông, thịt xay…).
Chuyển toàn bộ mẫu vào máy đồng hoá, đồng hoá trong 2 – 3 phút ở tốc độ trung bình. Chuyển mẫu vào lọ thủy tinh có nút nhám.
4.4. Sản phẩm có mỡ động vật, dầu thực vật đông đặc.
Cần đun nóng chảy dầu mỡ trong sản phẩm trên bếp cách thủy ở 500C.
5. Phương pháp tinh chế cát
Dùng cát không chứa cacbonat. Rây cát qua rây có đường kính lỗ rây 4 – 5mm. Rửa bằng nước nhiều lần rồi đun sôi 2 lần với axit clohydric 1/3V, rửa bằng nước nhiều lần cho hết axit (thử bằng giấy quỳ). Rửa lại bằng nước cất cho hết clo (thử bằng bạc nitrat). Sấy khô. Cát đã sấy khô được nung ở nhiệt độ 500 – 6000C trong 5 giờ. Rây một lần nữa qua rây có đường kính lỗ 1 – 1,5mm rồi bảo quản trong lọ sạch nút kín.
<Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2918/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1980:1988 (ISO 5517:1979) về đồ hộp - xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp trắc quang
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4409:1987 về đồ hộp - phương pháp lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4410:1987 về đồ hộp - phương pháp thử cảm quan
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4413:1987 về đồ hộp - phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học
- Số hiệu: TCVN4413:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 16/06/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra