Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 172 : 1997

THAN ĐÁ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM TOÀN PHẦN
Hard coal – Determination of total moisture

0. Lời giới thiệu

Hàm lượng ẩm trong than đá không phải là trị số tuyệt đối và những điều kiện xác định nó cần phải được tiêu chuẩn hóa. Các kết quả thu được theo những phương pháp khác nhau quy định ở đây phải so sánh được trong phạm vi những giới hạn của sai số trích dẫn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp xác định hàm lượng ẩm toàn phần trong than đá. Hai phương pháp áp dụng cho tất cả các loại than, còn phương pháp thứ ba chỉ áp dụng cho loại than không thể oxi hóa.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 1693:1995 (ISO 1988) Than đá – Lấy mẫu.

ISO 5272 Toluen cho sử dụng công nghiệp – Yêu cầu kỹ thuật.

3. Nguyên tắc

3.1 Phương pháp A (cho tất cả các loại than đá)

Mẫu thử được đun cùng toluen trong thiết bị chưng cất hồi lưu. Lượng ẩm của than được hơi toluen cuốn theo và đưa đến bình ngưng có lắp một ống thu chia độ ở đó nước tách ra trong bình tạo thành một lớp ở dưới, toluen dư tràn trở lại bình cất. Hàm lượng ẩm trong than được tính từ khối lượng của mẫu thử và thể tích nước thu được.

3.2 Phương pháp E (cho các loại than đá)

Mẫu thử được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C đến 1100C trong dòng khí nitơ và hàm lượng ẩm được tính từ khối lượng giảm đi.

3.3 Phương pháp C (chỉ dùng cho loại than đá không thể oxi hóa, xem 10.1)

Mẫu thử được sấy ở nhiệt độ 1050C đến 1100C trong không khí và hàm lượng ẩm được tính từ khối lượng mất đi.

4. Chuẩn bị mẫu thử

4.1 Mẫu để xác định hàm lượng ẩm phải được đựng trong hộp kín.

4.2 Với phương pháp A và phương pháp B, khối lượng mẫu thử không được nhỏ hơn 300g, kích thước hạt lớn nhất không quá 3 mm; với phương pháp C thường sử dụng với mẫu thử có kích thước hạt lớn nhất khoảng 20mm, khối lượng mẫu thử tính bằng kilogam không được nhỏ hơn 0,06 lần kích thước hạt lớn nhất tính bằng milimet.

4.3 Trong quá trình chuẩn bị mẫu thử, có thể làm khô không khí mẫu thử và trong trường hợp đó, cho phép dùng một công thức để tính hàm lượng ẩm toàn phần (xem mục 8).

4.4 Trước khi bắt đầu xác định bằng phương pháp A hoặc phương pháp B, hoặc theo điều 10.6, trộn đều mẫu thử ít nhất 1 phút trong hộp kín, tốt nhất là trộn bằng máy.

5. Phương pháp A

5.1 Thuốc thử

Khi phân tích chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1.1 Toluen (xem 10.3), phù hợp với yêu cầu của ISO 5272.

5.2 Dụng cụ

Dụng cụ thí nghiệm thông thường: dụng cụ có khắc độ đều phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế do ISO/TC48 “Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh” soạn thảo.

5.2.1 Bình chưng cất, dung tích nhỏ nhất 500ml.

5.2.2 Bình ngưng tụ dài ít nhất 200 mm, có miệng rộng đưa thẳng sản phẩm ngưng vào trong bình chứa, dọc theo trục của nó, không chạm vào thành (xem 10.3).

5.2.3 Bình chứa để đựng sản phẩm ngưng, có vạch chia tới 0,1 ml (xem 10.2)

Phải nối một ống tràn vào bình chứa hoặc vào phần dưới của bình ngưng để cho toluen ngưng lại trở về bình cất. Bình ngưng tụ có thể bố trí để làm lạnh luồng hơi đi lên hoặc luồng hơi đi xuống.

Bình ngưng, bình chứa và bình cất được lắp với nhau bằng các ống nối thủy tinh mài.

5.2.4 Các ống thủy tinh, đường kính 5mm và dài 5 mm, đầu nhọn (hoặc những phương tiện phù hợp khác để phòng ngừa sôi quá mạnh).

5.2.5 Ống nhánh - ống thủy tinh qua đó có thể cấp thêm toluen để rửa mặt trong của bình ngưng (chỉ cần khi sử dụng bình ngưng luồng hơi đi lên).

5.3 Cách tiến hành

5.3.1 Xác định

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:1997 (ISO 589:1981) về than đá – xác định hàm lượng ẩm toàn phần

  • Số hiệu: TCVN172:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản