Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1693 : 1995

ISO 1988 : 1975

THAN ĐÁ - LẤY MẪU

Hard coal - Sampling

Lời nói đầu

TCVN 1693 : 1995 thay thế TCVN 1693 : 86.

TCVN 1693 : 1995 hoàn toàn tương đương với ISO 1988 : 1975.

TCVN 1693 : 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 27 Nhiên liệu khoáng rắn biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

THAN ĐÁ - LẤY MẪU

Hard coal – Sampling

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu than đá kể cả lấy mẫu đặc biệt và lấy mẫu thông thường, để có được các mẫu cho phân tích chung và cho xác định độ ẩm toàn phần. Tiêu chuẩn này cũng quy định nguyên tắc cần phải chú ý khi tiến hành lấy mẫu cũng như chuẩn bị mẫu để phân tích.

Nguyên tắc của tiêu chuẩn cũng có thể áp dụng để lấy mẫu xác định các đặc tính vật lý, như cỡ hạt và tỷ trọng và để xác định tính chẩy dẻo. Đối với các tính chất vật lý cần thiết phải thu thập một khối lượng mẫu cơ sở lớn hơn so với mức tối thiểu quy định, có thể bằng cách tăng khối lượng của mỗi mẫu đơn hoặc bằng cách lấy nhiều mẫu đơn hơn, và để thử các đặc tính chẩy dẻo thì kích thước hạt lớn nhất của mẫu thử nghiệm phải khác với kích thước của mẫu phân tích chung hoặc mẫu thử độ ẩm toàn phần (xem 2.9).

Chú thích

1) Thuật ngữ  "than đá" là để chi tất cả các loại than như cách phân loại của CCE đã xác định (xem ISC/R/1213). Nó cũng có thể gồm cả một số loại than theo xác định trong phân loại của Pháp là "lingnhit rắn”.

2) Chú ý ở ISO/R/1213, "Danh từ và thuật ngữ về nhiên liệu khoáng rắn"

- Phần 1: Thuật ngữ về chuẩn bị than

- Phần 2: Thuật ngữ về lấy mẫu và phân tích than - Thuật ngữ và định nghĩa ở đó được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

2. Mở đầu

2.1 Hướng dẫn bạn đọc: Cách trình bày

Tiêu chuẩn này là tài liệu đầy đủ đề cập đến mọi hình thức lấy mẫu than và do đó khá dài. Các chú thích ghi dưới đây coi như là một hướng dẫn ngắn gọn về cách trình bày.

Mục 2 và 3 nêu lên các vấn đề chung xuất hiện trong khi lấy mẫu than và cần phải nghiên cứu kỹ. Một trong các mục từ 4 tới 7 mục nào là thích hợp tùy thuộc vào thí dụ để than - phải tuân theo để có được những hướng dẫn chi tiết khi lấy mẫu từ các vị trí cụ thể. Phụ lục A trình bày những thiết bị cần thiết trong quá trình lấy mẫu.

Sau khi đọc mục 2 nên có một số dự kiến trước khi bắt đầu lấy mẫu và vạch ra hướng dẫn để giúp người lấy mẫu. Thí dụ về các điều hướng dẫn xem ở phụ lục B.

Mục 3 đưa ra các nguyên tắc chung và trình bày trình tự lấy mẫu lặp để xác định xem độ chính xác lấy mẫu dự kiến có đạt hay không. Trình tự lấy mẫu này khi đã hiểu kỹ thì tiến hành rất đơn giản; Cách kiểm tra bằng số đối với kết quả thu được, trình bày ở phụ lục C và lý thuyết để giải thích trình bày ở phụ lục G.

Toàn bộ các vấn đề nêu trên đây là để phục vụ việc lấy mẫu. Khi đã có mẫu cơ sở thì các mẫu thí nghiệm phải được chuẩn bị từ mẫu cơ sở này và hướng dẫn về quá trình chuẩn bị xem trong các mục 8 và 9. Quá trình kiểm tra sai số chuẩn bị mẫu trình bày ở phụ lục D và lý thuyết của quá trình này được giải thích ở phụ lục H. Nếu còn nghi ngờ không biết chắc phương pháp lấy mẫu liệu có thích hợp hay không thì cần nghiên cứu kỹ phụ lục E vì phụ lục này nêu các hướng dẫn về trình tự lấy mẫu kiểm tra độ sai lệch.

2.2 Quy trình lấy mẫu

Mục đích của của việc lấy mẫu than là để có được một phần than dùng cho xác định các chất lượng của than. Thông thường thì than gồm nhiều hạt có hình dạng và kích thước khác nhau, như vậy có thể có tính chất vật lý và hóa học khác nhau. Để mẫu đại diện cho than mà từ đó đã lấy mẫu ra thì mẫu phải được tập hợp bằng cách lấy một số xác định các phần nhỏ -

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1693:1995 về Than đá - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1693:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản