Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUN QUỐC GIA

TCVN ISO 56002:2020
ISO 56002:2019

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - HƯỚNG DẪN

INNOVATION MANAGEMENT - INNOVATION MANAGEMENT SYSTEMS - GUIDANCE

 

Lời nói đầu

TCVN ISO 56002:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 56002:2019;

TCVN ISO ISO 56002:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/176 Quản lý chất lượng và Đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

0.1  Khái quát

Khả năng đổi mới của một tổ chức được thừa nhận là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng bền vững, sức sống của nền kinh tế, gia tăng phúc lợi và phát triển xã hội.

Năng lực đổi mới của một tổ chức bao gồm khả năng hiểu và đáp ứng với những điều kiện về bối cảnh của tổ chức thay đổi, để theo đuổi những cơ hội mới và để phát huy kiến thức và tính sáng tạo của con người bên trong tổ chức và trong sự hợp tác với các bên quan tâm bên ngoài.

Một tổ chức có thể đổi mới một cách hiệu lực và hiệu quả hơn khi tất cả các hoạt động cần thiết và các yếu tố có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau được quản lý theo một hệ thống.

Hệ thống quản lý đổi mới hướng dẫn tổ chức xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới của mình và thiết lập việc hỗ trợ và các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả dự kiến.

Lợi ích tiềm tàng của việc áp dụng hệ thống quản lý đổi mới theo tiêu chuẩn này là:

a) tăng khả năng quản lý sự không chắc chắn;

b) thúc đẩy tăng trưởng, thu nhập, khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh;

c) giảm chi phí và lãng phí và tăng năng suất và hiệu quả nguồn lực;

d) nâng cao tính bền vững và khả năng thích ứng;

e) nâng cao sự thỏa mãn của người dùng, khách hàng, công dân và các bên quan tâm khác;

f) đổi mới liên tục danh mục sản phẩm, dịch vụ cung cấp;

g) khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho mọi người trong tổ chức;

h) tăng khả năng thu hút đối tác, cộng tác viên và tài trợ;

i) nâng cao uy tín và giá trị cho tổ chức;

j) tạo thuận lợi cho việc tuân thủ các quy định và yêu cầu liên quan khác.

0.2  Các nguyên tắc trong quản lý đổi mới

Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc quản lý đổi mới. Mỗi nguyên tắc quản lý đổi mới bao gồm nội dung của nguyên tắc, lý giải tại sao nguyên tắc này lại quan trọng đối với tổ chức và một số ví dụ về lợi ích liên quan của nguyên tắc đó và cuối cùng là ví dụ về các hành động tổ chức có thể thực hiện để cải tiến kết quả thực hiện khi áp dụng nguyên tắc này.

Các nguyên tắc sau đây là nền tảng của hệ thống quản lý đổi mới:

a) tạo giá trị;

b) người lãnh đạo hướng tới tương lai;

c) định hướng chiến lược;

d) văn hóa;

e) khai thác hiểu biết sâu sắc;

f) quản lý sự không chắc chắn;

g) khả năng thích ứng;

h) cách tiếp cận theo hệ thống.

Các nguyên tắc này có thể được coi là một tập hợp mang tính mở được tích hợp và thích ứng trong tổ chức.

0.3  Hệ thống quản lý đổi mới

0.3.1  Khái quát

Hệ thống quản lý đổi mới là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác lẫn nhau, nhằm tạo ra giá trị. Hệ thống này đưa ra khuôn khổ chung cho việc xây dựng và triển khai năng lực đổi mới, đánh giá kết quả thực hiện và đạt được các kết quả dự kiến.

Các yếu tố có thể dần được chấp nhận để thực hiện hệ thống theo bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể của tổ chức. Lợi ích đầy đủ có thể thu được khi tất cả các yếu tố này của hệ thống quản lý đổi mới được tổ chức chấp nhận.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 56002:2020 (ISO 56002:2019) về Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn

  • Số hiệu: TCVNISO56002:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản