Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
MÁY NÔNG NGHIỆP- MÁY RẢI PHÂN BÓN- YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Agricultural machinery- Manure spreaders- Environmental protection- Requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 8807 : 2012 hoàn toàn tương đương với EN 13080:2002.
TCVN 8807 : 2012 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học Công nghệ công bố.
MÁY NÔNG NGHIỆP- MÁY RẢI PHÂN BÓN- YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Agricultural machinery- Manure spreaders- Environmental protection- Requirements and test methods
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử và yêu cầu đối với thiết kế và kết cấu máy rải phân bón dùng trong nông nghiệp và làm vườn với mục đích giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Tiêu chuẩn quy định yêu cầu đối với đặc tính rải phân bón theo chiều ngang và chiều dọc như bề rộng làm việc, mức rải áp dụng và lưu lượng đặc trưng trong phạm vi sai số cho phép và hệ số biến động rải theo chiều dọc.
Các yêu cầu này chỉ phù hợp với phân bón được thử như nêu trong Bảng A1.
Tiêu chuẩn này không áp dụng với máy rải phân bón ra thành hàng hoặc máy rải bùn.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1.
Máy rải phân bón (manure spreader)
Máy để vận chuyển và rải phân bón trên bề mặt đồng ruộng.
2.2.
Máy rải phân bón thành hàng (manure band-spreader)
Máy rải phân bón mà phân bón được rải thành hàng.
2.3.
Máy rải bùn (sludge spreader)
Máy để chuyển và rải bùn trên bề mặt đồng ruộng.
2.4.
Bề rộng làm việc (working width)
Khoảng cách giữa tâm của hai đường rải phân bón liền kề.
2.5.
Bề rộng rải (throwing width)
Khoảng cách giữa mép trái và phải của đường rải phân bón theo chiều ngang.
2.6.
Khối lượng phân bón rải (mass of manure spread)
Khối lượng phân bón được xác định trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu và đến lúc kết thúc phép thử khi lưu lượng phân bón nhỏ hơn 1 kg/s trong thời gian 5 s hoặc khi khối lượng phân bón được rải nhỏ hơn 10 kg trong thời gian 10 s.
2.7.
Thời gian rải phân bón (unload time)
Thời gian cần thiết để rải hết 95 % khối lượng phân bón.
2.8. Lưu lượng đặc trưng (characteristic flow)
Lưu lượng trung bình được tính theo phần quy định của thời gian rải.
2.9. Mức rải áp dụng đặc trưng (characteristic application rate)
Mức rải áp dụng được tính trên cơ sở lưu lượng đặc trưng, bề rộng làm việc và vận tốc tiến.
2.10.
Vùng cho phép (tolerance zone)
Khoảng lưu lượng trong phạm vi lưu lượng đặc trưng ± 15 %.
2.11.
Khoảng thời gian trong vùng cho phép (stretch within the tolerance zone)
Tỷ lệ phần trăm thời gian rải phân bón, trong đó lưu lượng tức thời nằm trong vùng cho phép.
2.12.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4689:1989 về máy nông nghiệp - Máy cày lưỡi diệp treo - Thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5391:1991 về máy nông nghiệp - Máy cày lưỡi diệp treo - Yêu cầu kỹ thuật chung
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000 về máy nông nghiệp - Máy sấy thóc theo mẻ - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6617:2000 về máy nông nghiệp - Máy liên hợp thu hoạch lúa - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6629:2000 về máy nông nghiệp - Máy thu hoạch lúa rải hàng - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN-1:1994 về máy nông nghiệp - Máy đập lúa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9199:2012 (ISO 17103 : 2009) về Máy nông nghiệp - Máy cắt đĩa quay, máy cắt trống quay và máy cắt dao xoay - Phương pháp thử và điều kiện chấp nhận cho bộ phận bảo vệ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9233:2012 về Máy nông nghiệp - Máy kéo tay hai bánh - Phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9235:2012 về Máy nông nghiệp - Thiết bị tẽ ngô truyền động bằng động cơ - Phương pháp thử
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2013 về Phân bón - Phương pháp lấy mẫu
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4689:1989 về máy nông nghiệp - Máy cày lưỡi diệp treo - Thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5391:1991 về máy nông nghiệp - Máy cày lưỡi diệp treo - Yêu cầu kỹ thuật chung
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6616:2000 về máy nông nghiệp - Máy sấy thóc theo mẻ - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6617:2000 về máy nông nghiệp - Máy liên hợp thu hoạch lúa - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6629:2000 về máy nông nghiệp - Máy thu hoạch lúa rải hàng - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN-1:1994 về máy nông nghiệp - Máy đập lúa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9199:2012 (ISO 17103 : 2009) về Máy nông nghiệp - Máy cắt đĩa quay, máy cắt trống quay và máy cắt dao xoay - Phương pháp thử và điều kiện chấp nhận cho bộ phận bảo vệ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9233:2012 về Máy nông nghiệp - Máy kéo tay hai bánh - Phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9235:2012 về Máy nông nghiệp - Thiết bị tẽ ngô truyền động bằng động cơ - Phương pháp thử
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2013 về Phân bón - Phương pháp lấy mẫu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8807:2012 (EN 13080 : 2002) về Máy nông nghiệp - Máy rải phân bón - Bảo vệ môi trường - Yêu cầu và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN8807:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra