Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9233 : 2012

MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY KÉO TAY HAI BÁNH -PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Walking Tractor - Test Methods

Lời nói đầu

TCVN 9233 : 2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY KÉO TAY HAI BÁNH -PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural Machinery - Walking Tractor - Test Methods

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử máy kéo tay hai bánh dùng trong nông nghiệp, bao gồm bốn nhóm máy chính thao phân loại dưới đây.

2 Phân loại máy kéo tay

Máy kéo tay được phân làm bốn kiểu theo công dụng:

a) Kiểu kéo

Sử dụng để kéo các công cụ đi kèm.

b) Kiểu phay đất

Sử dụng kết hợp với phay đất (quay).

c) Kiểu hai chức năng (kéo và phay đất)

Sử dụng để kéo các thiết bị công tác đi kèm và kết hợp với phay đất.

d) Kiểu bừa đất

Kiểu máy này sử dụng cho công việc tương đối nhẹ như bừa đất. Hầu hết các máy kéo tay này có chức năng quay (cơ cấu bản lề) theo chiều ngược lại so với vị trí thông thường.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Khả năng làm việc (application work)

Giới hạn hoạt động mà máy có thể thực hiện được do nhà chế tạo công bố.

3.2

Khoảng sáng gầm máy (ground clearance)

Khoảng cách giữa nền đất bằng và điểm thấp nhất của máy kéo.

3.3

Chiều cao toàn phần (overall height)

Khoảng cách giữa mặt nền nằm ngang và mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với điểm cao nhất của máy kéo.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần nhô lên phía trên đều nằm giữa hai mặt phẳng này.

3.4

Chiều dài toàn phần (overall length)

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo, và tiếp xúc tương ứng với điểm đầu mút xa nhất phía trước và điểm đầu mút xa nhất phía sau máy kéo.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần nhô lên phía trước và phía sau đều nằm giữa hai mặt phẳng này. Khi các thành phần này có thể điều chỉnh được, phải điều chỉnh ở chiều dài nhỏ nhất.

3.5

Chiều rộng toàn phần (overall width)

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến của máy kéo, mỗi mặt phẳng chạm vào điểm ngoài cùng của mỗi bên máy kéo ở điều kiện bộ bánh xe máy kéo có khoảng cách giữa hai vệt bánh nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH: Tất cả các bộ phận của máy kéo, đặc biệt là các thành phần cố định nhô ra hai bên sườn, nằm giữa hai mặt phẳng này.

3.6

Độ trượt (slip)

Tỷ số giữa hiệu tốc độ quay của bánh đai/dây đai hoặc tốc độ quay của các bánh xe dẫn động/quãng đường đi được khi có tải so với tốc độ không tải.

3.6.1 Độ trượt của dây đai so với bánh đai được xác định theo biểu thức sau:

trong đó:

Sb là độ trượt tương đối của dây đai, %;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9233:2012 về Máy nông nghiệp - Máy kéo tay hai bánh - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN9233:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản