Hệ thống pháp luật

TCVN 7444-2:2004

ISO 7176-2:2001

XE LĂN - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE LĂN ĐIỆN

Wheel chairs - Part 2: Determination of dynamic stability of electric wheelchairs

 

Lời nói đầu

TCVN 7444-2:2004 hoàn toàn tương đương ISO 7176-2:2003.

TCVN 7444-2:2004 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/SC1 Vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

XE LĂN - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE LĂN ĐIỆN

Wheel chairs - Part 2: Determination of dynamic stability of electric wheelchairs

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định độ ổn định động lực học của các xe lăn điện. Tiêu chuẩn này áp dụng được cho các xe lăn điện bao gồm các xe scutơ có vận tốc danh nghĩa lớn nhất không vượt quá 15 km/h, dùng cho một người.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 6440:1985, wheelchairs - Nomenclature, terms and definitions. (Xe lăn - Danh mục, thuật ngữ và định nghĩa).

ISO 7176-11:1992, wheelchairs - Part 11: Test dummies. (Xe lăn - Phần 11: Người nộm thử).

ISO 7176-13:1989, wheelchairs - Part 13: Determination of coefficient of friction of test surfaces. (Xe lăn - Phần 13: Xác định hệ số ma sát của bề mặt thử).

ISO 7176-15:1996, wheelchairs - Part 15: Requirements for information disclosure, documentation and labelling. (Xe lăn - Phần 15: Yêu cầu về công bố thông tin, tài liệu và ghi nhãn).

ISO 7176-22:2000, wheelchairs - Part 22: Set-up procedures. (Xe lăn - Phần 22: Quy trình lắp).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 6440 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Cơ cấu chống lật (antitip device)

Cơ cấu hạn chế khả năng lật của xe lăn.

CHÚ THÍCH 1: Các cơ cấu chống lật có thể bao gồm các bánh xe cố định hoặc tháo được, các trụ, tấm trượt, cái để chân. Chúng có thể vận hành theo hướng không ổn định phía trước, phía sau hoặc phía bên.

CHÚ THÍCH 2: Các bánh xe phụ được dùng cho xe lăn trong một số trường hợp không bao gồm trong cơ cấu chống lật.

3.2. Bánh xe phụ (auxiliary wheels)

Bánh xe nguyên khối mà nhà sản xuất có ý định đưa vào vận hành khi xe lăn bị lật nghiêng đi.

CHÚ THÍCH: Nếu các bánh xe phụ là tùy chọn thì xe lăn cần được thử tối thiểu là với cấu hình tiêu chuẩn của xe. Xe lăn cũng có thể được thử với một cấu hình tùy chọn trong một phép thử riêng biệt.

3.3. Lái trực tiếp (direct steering)

Phương thức lái mà người lái xe sử dụng để điều khiển hướng hành trình của xe lăn khi vận hành cơ cấu cánh tay đòn tác động trực tiếp đến sự chỉnh thẳng hàng của một hoặc nhiều bánh x

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7444-2:2004 (ISO 7176-2:2001) về Xe lăn - Phần 2: Xác định độ ổn định động lực học của xe lăn điện

  • Số hiệu: TCVN7444-2:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản