Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7011-8:2013

ISO/TR 230-8:2010

QUY TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 8: RUNG ĐỘNG

Test code for machine tools - Part 8: Vibrations

Lời nói đầu

TCVN 7011-8:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 230-8:2010.

TCVN 7011-8:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 39 Máy công cụ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7011 (ISO 230) Quy tắc kiểm tra máy công cụ bao gồm các phần sau:

- TCVN 7011-1:2007 (ISO 230-1:1996) Phần 1: Độ chính xác hình học của máy khi vận hành trong điều kiện không tải hoặc gia công tinh;

- TCVN 7011-2:2007 (ISO 230-2:1997) Phần 2: Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của trục điều khiển số;

- TCVN 7011-3:2007 (ISO 230-3:2001) Phần 3: Xác định các ảnh hưởng nhiệt;

- TCVN 7011-4:2013 (ISO 230-4:2005) Phần 4: Kiểm tra độ tròn cho máy công cụ điều khiển số;

- TCVN 7011-5:2007 (ISO 230-5:2000) Phần 5: Xác định tiếng ồn do máy phát ra;

- TCVN 7011-6:2007 (ISO 230-6:2002) Phần 6: Xác định độ chính xác định vị theo các đường chéo khối và đường chéo bề mặt (Kiểm sự dịch chuyển theo đường chéo);

- TCVN 7011-7:2013 (ISO 230-7:2006) Phần 7: Độ chính xác hình học của các trục tâm của chuyển động quay;

- TCVN 7011-8:2013 (ISO/TR 230-8:2010) Phần 8: Rung động;

- TCVN 7011-9:2013 (ISO/TR 230-9:2005) Phần 9: Ước lượng độ không đảm bảo đo cho các phép kiểm máy công cụ theo bộ TCVN 7011 (ISO 230), công thức cơ bản.

Bộ ISO 230 Quy tắc kiểm máy công cụ còn có các phần sau:

- ISO 230-10:2011 Part 10: Determination of the measuring performance of probing systems of numerically controlled machine tools;

- ISO/WD TR 230-11 Part 11: Measuring instruments and their application to machine tool geometry.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này nhằm mục đích chuẩn hóa các phương pháp kiểm đặc tính của máy công cụ, thường không lắp dụng cụ cắt của máy 1), và không kể tới các dụng cụ máy cầm tay. Tiêu chuẩn này thiết lập các quy trình chung cho việc đánh giá rung của máy công cụ.

Sự cần thiết đối với sự kiểm soát rung được công nhận mục đích để các loại rung tạo ra các tác động không mong muốn được giảm bớt. Các tác động này được nhận biết chủ yếu là:

- Đặc tính gia công không chấp nhận được đối với độ chính xác và gia công tinh bề mặt;

- Sự mài mòn hoặc hư hỏng sớm của các bộ phận máy;

- Tuổi thọ dụng cụ cắt bị giảm;

- Mức độ ồn không chấp nhận được;

- Các tổn thương về thân thể đối với người vận hành máy.

Trong số các tác động này, chỉ có tác động đầu tiên được xem xét thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này, mặc dù các tác động khác có thể xuất hiện một cách tình cờ. (Độ ồn được quy định trong TCVN 7011-5 (ISO 230-5), và các tác động của rung đối với người vận hành máy được quy định trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1)). Phần quan trọng nhất, sự cần thiết này giới hạn tiêu chuẩn này tới các vấn đề của rung được sinh ra giữa dụng cụ cắt và chi tiết gia công.

 

QUY TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 8: RUNG ĐỘNG

Test code for machine tools - Part 8: Vibrations

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các loại rung động (sau đây gọi là rung) khác nhau có thể xuất hiện giữa bộ phận kẹp dụng cụ cắt và bộ phận kẹp chi tiết gia công của máy công cụ (để đơn giản, các bộ phận này thường được gọi là "dụng cụ cắt" và "chi tiết gia công"). Đây là các loại rung

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-8:2013 (ISO/TR 230-8:2010) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 8: Rung động

  • Số hiệu: TCVN7011-8:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản