Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7011-2 : 2007

QUI TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 2 – XÁC ĐỊNH ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ KHẢ NĂNG LẶP LẠI ĐỊNH VỊ CỦA TRỤC ĐIỀU KHIỂN SỐ

Test code for machine tools – Part 2: Determination of accuracy and repeatability of positioning numerically controlled axes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp kiểm để xác định độ chính xác và khả năng lặp lại vị trí của các trục điều khiển số gọi là trục của máy công cụ bằng việc đo trực tiếp từng trục trên máy. Phương pháp này áp dụng cho các trục chuyển động thẳng và quay.

CHÚ THÍCH – Phương pháp này không áp dụng để kiểm đồng thời nhiều trục.

Tiêu chuẩn này được sử dụng để kiểm chứng nhận kiểu, kiểm giao nhận, kiểm so sánh, kiểm định kỳ, bù gia công v.v…

Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đo lặp lại tại mỗi vị trí. Các thông số liên quan được định nghĩa và tính toán trong chiều dẫn để biểu thị độ tin cậy trong phép đo (xem [1] của thư mục).

Phụ lục A mô tả ứng dụng của một chu kỳ kiểm tùy chọn – chu kỳ bước. Các kết quả từ chu kỳ này không được sử dụng trong các tài liệu kỹ thuật có tham chiếu đến tiêu chuẩn này mà cũng không dùng để nghiệm thu trừ khi có sự thỏa thuận đặc biệt giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và người sử dụng. Tiêu chuẩn này dùng cho nghiệm thu gia công, cần tuân theo chu trình kiểm chuẩn.

2. Định nghĩa và kí hiệu

Tiêu chuẩn sử dụng một số định nghĩa và ứng dụng sau:

2.1. Dịch chuyển trục (axis travel)

Là khoảng dịch chuyển lớn nhất, thẳng hoặc quay, trên đó bộ phận di chuyển có thể chuyển động bằng điều khiển số.

2.2. Dịch chuyển đo (measurement travel)

Là một phần của dịch chuyển trục được sử dụng để thu thập dữ liệu, được lựa chọn sao cho vị trí đích đầu tiên và đích cuối cùng gần như theo hai chiều (xem Hình 1).

2.3. Vị trí đích (target position), Pi (i = 1 đến m)

Là vị trí mà bộ phận di chuyển được lập trình để chuyển động đến. Chỉ số i nhận dạng vị trí cụ thể trong số các vị trí đích khác được lựa chọn dọc theo trục hoặc quay quanh trục.

2.4. Vị trí thực (actual position), Pij (i = 1 đến m; j = 1 đến n)

Vị trí đo đạt được khi bộ phận di chuyển ở vị trí thứ j tiến dần đến vị trí đích thứ i.

2.5. Sai lệch vị trí (positional deviation), Xij là khoảng vị trí thực đạt được bằng vị trí bộ phận dịch chuyển trừ đi vị trí đích.

Xij = Pij - Pi

2.6. Một chiều (unidirectional)

Bộ phận di chuyển tiến dần tới vị trí đích luôn theo một chiều dọc theo trục hoặc quay quanh trục. Biểu tượng ↑ được kí hiệu cho một thông số nhận được từ phép đo sau khi tiến đến theo chiều dương và biểu tượng ↓ được ký hiệu cho một thông số theo chiều âm, ví dụ:

Xij ↑ và Xij

2.7. Hai chiều (bidirection)

Trong đó bộ phận di chuyển tiến dần đến một vị trí đích theo cả chiều dọc trục hoặc vòng quanh trục.

2.8. Độ tin cậy mở rộng (expanded uncertainty)

Được xác định trong một khoảng giá trị so với kết quả của phép đo có thể dự tính bao gồm phần lớn của các giá trị phân bố.

2.9. Hệ số làm việc (coverage factor)

Giá trị bằng số được sử dụng là bội số của độ tin cậy tiêu chuẩn kết hợp để đạt được độ tin cậy mở rộng.

2.10. Sai lệch vị trí trung bình của một chiều tại một vị trí (mean unidirectional deviation at a position)

Trung bình cộng của các sai lệch vị trí nhận được sau n lần đo theo một chiều tiến dần đến một vị trí Pi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-2:2007 (ISO 230 - 2 : 1997) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 2: Xác định độ chính xác và khả năng lặp lại định vị của trục điều khiển số

  • Số hiệu: TCVN7011-2:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản