Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUI TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 5: XÁC ĐỊNH TIẾNG ỒN DO MÁY PHÁT RA
Test code for machine tools – Part 5: Determination of the noise emission
1.1. Qui định chung
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp kiểm độ ồn của các máy công cụ được lắp đặt cố định trên sàn nhà xưởng và các thiết bị phụ có liên quan trực tiếp đến sàn nhà xưởng. Mục đích của phép đo là xác định dữ liệu ồn phát ra từ máy công cụ.
Những dữ liệu nhận được có thể sử dụng cho mục đích công bố và kiểm tra tiếng ồn phát ra xung quanh máy công cụ, được xác định trong ISO 4871, và cũng để so sánh đặc tính các bộ phận khác nhau của các dạng máy công cụ hoặc thiết bị đã cho, trong điều kiện môi trường xác định và điều kiện vận hành và lắp đặt được tiêu chuẩn hóa.
Đối với tiêu chuẩn này, “thiết bị phụ” bao gồm bộ nguồn thủy lực, băng tải, máy tách sương mù dầu bôi trơn, bộ trao đổi nhiệt, máy lạnh v.v…Tiếng ồn phát ra từ thiết bị phụ chủ yếu được vận hành, nối với nhiều máy công cụ phải được xem xét như ồn nền.
Các chỉ dẫn chung đã cho về lắp đặt và vận hành máy khi kiểm và lựa chọn các vị trí của micrô với vị trí làm việc và vị trí xác định khác. Các chỉ dẫn cụ thể được xác định trong các tiêu chuẩn kiểm độ ồn của từng dạng máy công cụ riêng biệt.
Điều 11 xác định một phương pháp đo mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và tại các vị trí xác định khác trong vùng lân cận của máy công cụ. Phương pháp này nối tiếp phương pháp xác định trong ISO 11202 và ISO 11204.
Điều 12 xác định phương pháp đo mức áp suất âm trên bề mặt đo của máy và tính mức công suất âm gây ra do máy công cụ. Phương pháp này tiếp theo các phương pháp xác định trong ISO 3744 và ISO 3746.
Xác định mức công suất âm trên cơ sở phương pháp cường độ (ISO 9614 và ISO 9614 – 2) không áp dụng cho tiêu chuẩn này.
1.2. Các dạng ồn và nguồn ồn
Các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này phù hợp với toàn bộ các dạng ồn được phát ra từ máy công cụ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy công cụ với tất cả các loại và cỡ máy, bao gồm các thiết bị, bộ phận và các cụm lắp ráp.
CHÚ THÍCH: Phép đo trong tiêu chuẩn này không thực hiện được với các máy công cụ cỡ lớn.
1.3. Môi trường kiểm
Môi trường kiểm áp dụng cho phép đo trong tiêu chuẩn này thường là nơi có mái che (trong nhà), có một hoặc nhiều mặt phẳng phản xạ phù hợp với các yêu cầu xác định trong điều 11 và 12 tương ứng với 11.4.2 và 12.3.2.
1.4. Cấp chính xác
Các giá trị riêng của mức áp suất âm phát ra tại một vị trí cố định và của mức công suất âm được xác định theo tiêu chuẩn này có thể khác với giá trị thực bởi giá trị nằm trong phạm vi phép đo riêng của độ tin cậy. Độ tin cậy trong phép đo mức áp suất âm phát ra và xác định mức công suất âm phát sinh do nhiều yếu tố, kết hợp với điều kiện môi trường tại vị trí kiểm và các yếu tố khác với các kỹ thuật thực nghiệm làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Tiêu chuẩn này áp dụng các phương pháp mức áp suất âm và mức áp suất phát ra có kết quả phù hợp với cấp chính xác 2 (phương pháp kỹ thuật) và cấp chính xác 3 (phương pháp khảo sát). Do độ chính xác 2 đòi hỏi cao hơn nên cấp 2 sẽ đạt được mỗi khi có thể. Thông tin riêng về phép đo không tin cậy cho trong Điều 7.
Mặc dù cấp chính xác 2 (kỹ thuật) được ưu tiên sử dụng, cấp chính xác 3 (khảo sát) có thể được chấp nhận để công bố độ ồn và các mục đích khác. Trong tiêu chuẩn này, chỉ có việc xác định cấp chính xác 3 được mô tả hoàn toàn. Đối với cấp chính xác 2 phải sử dụng ISO 3744 và ISO 11204.
ISO 354:2003 Acoustics – Measurement of sound absorption in a reverberation room (Âm học, Phép đo sự hấp thụ âm thanh trong một phòng vang).
ISO 3744:1994, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Engineering method in an essentially free field over a reflecting plane (Âm học – Xác định mức công suất âm của nguồn ồn sử dụng áp suất âm – Phương p
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4275:1986 về Ký hiệu chỉ dẫn trên máy công cụ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7977:2008 (ISO 16156 : 2004) về An toàn máy công cụ - Yêu cầu an toàn đối với thiết kế và kết cấu của mâm cặp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10171:2013 (ISO 3875:2004) về Máy công cụ - Điều kiện kiểm máy mài không tâm mặt trụ ngoài - Kiểm độ chính xác
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11521:2016 về Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4275:1986 về Ký hiệu chỉ dẫn trên máy công cụ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7977:2008 (ISO 16156 : 2004) về An toàn máy công cụ - Yêu cầu an toàn đối với thiết kế và kết cấu của mâm cặp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10171:2013 (ISO 3875:2004) về Máy công cụ - Điều kiện kiểm máy mài không tâm mặt trụ ngoài - Kiểm độ chính xác
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11521:2016 về Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-5:2007 (ISO 230 - 5 : 2000) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 5: Xác định tiếng ồn do máy phát ra
- Số hiệu: TCVN7011-5:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra