Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6964-1 : 2001

ISO 2631-1 : 1997

RUNG ĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC - ĐÁNH GIÁ SỰ CHỊU ĐỰNG CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Mechanical vibration and shock - Evaluation of human exposure to whole-body vibration - Part 1: General requirements

Lời nói đu

TCVN 6964-1 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 2631-1: 1997.

TCVN 6964-1 : 2001 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 43 - SC1 “Rung và va chạm” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

RUNG ĐỘNG VÀ CHN ĐỘNG CƠ HỌC - ĐÁNH GIÁ SỰ CHỊU ĐỰNG CỦA CON NGƯỜI VỚI RUNG ĐỘNG TOÀN THÂN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Mechanical vibration and shock - Evaluation of human exposure to whole-body vibration - Part 1: General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định phương pháp đo rung động toàn thân có chu kỳ, ngẫu nhiên và tức thời. Tiêu chuẩn này chỉ ra các yếu tố chính kết hợp để xác định mức độ mà tới mức đó sự chịu đựng (sự tiếp xúc) sẽ là chấp nhận được. Các phụ lục đưa ra các quan điểm hiện tại và cung cấp các hướng dẫn về các ảnh hưởng có thể xảy ra của rung động đối với sức khỏe, độ tiện nghi, sự cảm nhận và cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Dải tần số được xem xét đến là:

- 0,5 Hz đến 80 Hz đối với sức khỏe, độ tiện nghi và sự cảm nhận, và

- 0,1 Hz đến 0,5 Hz đối với các cảm giác chóng mặt, buồn nôn.

Mặc dù các ảnh hưởng tiềm tàng lên con người không được đề cập hết, nhưng đa số các hướng dẫn về việc đo rung động toàn thân được ứng dụng trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn này còn xác định các nguyên tắc của phương pháp ưu tiên về các bộ cảm biến đo để xác định sự chịu đựng của con người. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc đánh giá các chấn động xung mạnh như xảy ra trong các tai nạn xe cộ.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các chuyển động lan truyền đến cơ thể con người trên bề mặt nâng đỡ: bàn chân của người ở trạng thái đứng; mông, lưng và chân của người ở trạng thái ngồi hoặc bề mặt chịu lực của người nằm. Các loại rung động này xuất hiện trong các phương tiện giao thông, máy móc, nhà cửa và ở các vùng lân cận với thiết bị đang làm việc.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2041 : 1990, Rung động và chấn động - Từ vựng

ISO 5805 - 1, Rung động và chấn động cơ học - Tiếp xúc của con người - Từ vựng

ISO 8041 : 1990 Đáp ứng của con người đối với rung động - Thiết bị đo.

IEC 1260 : 1995 Điện âm học - Bộ lọc một ôcta và bộ lọc dải hẹp.

3. Định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 2041 và ISO 5805 được sử dụng trong tiêu chuẩn này.

4. Ký hiệu và chỉ số dưới

4.1. Ký hiệu

a          Gia tốc rung động. Gia tốc chuyển động tịnh tiến được biểu thị bằng mét trên giây bình phương (m/s2) và gia tốc chuyển động quay được biểu thị bằng radian trên giây bình phương (rad/s2). Các giá trị đưa ra là các giá trị trung bình bình phương (r.m.s) trừ khi có quy định khác.

H(p)                Hàm chuyển đổi, hoặc lượng gia tăng của bộ lọc biểu thị như hàm của tần số góc ảo (tần số phức)

<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1 : 1997) về Rung động và chấn động cơ học - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung toàn thân - Phần 1: Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN6964-1:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản