Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6219:2021

ISO 9697:2018

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - TỔNG HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ BETA - PHƯƠNG PHÁP NGUỒN DÀY

Water quality - Gross beta activity - Test method using thick source

Lời nói đầu

TCVN 6219:2021 thay thế TCVN 6219:2011

TCVN 6219:2021 hoàn toàn tương đương với ISO 9697:2018

TCVN 6219:2021 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phóng xạ từ một số nguồn tự nhiên và do con người gây ra hiện diện khắp nơi môi trường. Do đó, các vùng nước (ví dụ nước mặt, nước ngầm, nước biển) có thể chứa nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên, nhân tạo hoặc cả hai:

- Các nhân phóng xạ tự nhiên, bao gồm 40K, 3H, 14C và các nhân có nguồn gốc từ dãy phân rã thori và urani, cụ thể là 226Ra, 228Ra, 234U, 238U, 210Po và 210Pb, có thể được tìm thấy trong nước vì lý do tự nhiên (ví dụ giải hấp từ đất và nước mưa chảy tràn) hoặc có thể được thải ra từ các quy trình công nghệ liên quan đến các vật liệu phóng xạ tự nhiên (ví dụ khai thác và chế biến cát khoáng, hoặc sản xuất và sử dụng phân lân];

- Nhân phóng xạ do con người tạo ra, như các nguyên tố urani chuyển đổi (ví dụ, americi, plutoni, neptuni và curi), 3H, 14C, 90Sr, và một số nhân phóng xạ phát gamma cũng có thể được tìm thấy trong vùng nước tự nhiên. Một lượng nhỏ các nhân phóng xạ này có thể được thải ra từ cơ sở chu trình nhiên liệu hạt nhân vào môi trường là kết quả của việc phát thải thông thường cho phép. Một số nhân phóng xạ trong số này được sử dụng cho các ứng dụng y tế và công nghiệp cũng có thể được thải ra môi trường sau khi sử dụng. Các nhân phóng xạ do con người gây ra cũng được tìm thấy trong các vùng nước do ô nhiễm bụi phóng xạ trong quá khứ do sự phát nổ trên mặt đất của các thiết bị và các tai nạn hạt nhân như đã xảy ra tại Chernobyl và Fukushima.

Nồng độ hoạt độ của nhân phóng xạ trong các thủy vực có thể thay đổi tùy theo đặc điểm địa chất địa phương và điều kiện khí hậu, có thể được tăng thêm một cách cục bộ và tạm thời phát thải từ các cơ sở hạt nhân trong các tình huống phơi nhiễm phóng xạ theo kế hoạch, trường diễn và khẩn cấp[1]. Nước uống do đó có thể chứa các nhân phóng xạ ở nồng độ hoạt động có thể gây rủi ro cho sức khỏe con người.

Các nhân phóng xạ có trong nước thải đã xử lý thường được kiểm soát trước khi thải vào môi trường[2] và các vùng nước. Nước uống có thể được giám sát hoạt độ phóng xạ của chúng như được khuyến nghị bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)[3]. Việc kiểm soát và giám sát như vậy có thể cho phép thực hiện các hành động thích hợp để đảm bảo rằng không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng. Tiếp sau những khuyến nghị quốc tế, giới hạn nồng độ cho phép của nhân phóng xạ đối với nước thải đã xử lý thải ra môi trường và mức hướng dẫn của các nhân phóng xạ đối với các vùng nước và nước uống thường được quy định cụ thể bởi các quy định quốc gia cho các tình huống phơi nhiễm phóng xạ theo kế hoạch, trường diễn và tình huống sự cố. Việc tuân thủ các giới hạn này có thể được đánh giá bằng cách sử dụng các kết quả đo với độ không đảm bảo theo yêu cầu của TCVN 5959-3 (ISO/IEC Guide 98-3) và ISO 5667-20.

Tùy thuộc vào tình huống phơi nhiễm phóng xạ, các giới hạn và mức độ hướng dẫn sẽ dẫn đến hành động để giảm nguy cơ sức khỏe khác nhau. Ví dụ, trong tình huống phơi nhiễm phóng xạ trường diễn hoặc kế hoạch, hướng dẫn của WHO đối với mức sàng lọc trong nước uống là 0,5 Bq/I đối với tổng hoạt độ alpha và 1 Bq.L-1 cho tổng hoạt độ beta.

CHÚ THÍCH: Mức hướng dẫn là nồng độ hoạt động với lượng nước uống là 2 l/d trong 1 năm dẫn đến liều hiệu dụng 0,1 mSv/a cho các thành viên của công chúng, một liều hiệu dụng thể hiện rất mức độ rủi ro thấp mà dự kiến sẽ không làm phát sinh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể phát hiện được đối với sức khỏe[3].

Do đó, phương pháp thử nghiệm có thể cần được điều chỉnh tùy thuộc phương pháp đó được áp dụng cho các tìn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6219:2021 (ISO 9697:2018) về Chất lượng nước - Tổng hoạt độ phóng xạ beta - Phương pháp nguồn dày

  • Số hiệu: TCVN6219:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản