Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6663-24:2020
ISO 5667-24:2016

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 24: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG LẤY MẪU NƯỚC

Water quality - Sampling - Part 24: Guidance on the auditing of water quality sampling

Lời nói đầu

TCVN 6663-24:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 577-24:2016

TCVN 6663-24:2020 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Việc lấy mẫu và phân tích các hoạt động cung cấp nước sạch là một trong những yếu tố chính trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lấy mẫu môi trường nước mặt từ sông và các vùng nước mặt; lấy mẫu nước thải sau xử lý và mẫu nước thải chưa xử lý từ hoạt động sản xuất và dịch vụ; và lấy mẫu nước được dùng cho các mục đích ngoài sử dụng để ăn uống cũng có thể có tác động đáng kể đến sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh lao động và độ bền của tài sản.

Một trong những nguồn sai số chính trong thu thập dữ liệu theo dõi chất lượng nước có thể là quá trình lẩy mẫu. Thực hành lấy mẫu kém tạo ra những vấn đề cho diễn giải kết quả và có thể dẫn đến các quyết định tốn kém và không chính xác. Không thể quản lý được các yếu tố như nồng độ Cryptosporidium trong nước uống, viêm phổi do Legionella và sự ăn mòn của hệ thống sưởi ấm là những ví dụ về thất bại của việc kiểm soát / đảm bảo chất lượng trong quá trình lấy mẫu có thể gây hậu quả nguy hiểm đến tính mạng.

Đánh giá lấy mẫu chất lượng nước xác định cả các thuộc tính tích cực và tiêu cực của chuỗi quản lý. Do đó, mục tiêu của đánh giá việc lấy mẫu là để nhấn mạnh hiệu quả của “thực hành tốt nhất” và xây dựng cơ sở tri thức để cho phép phổ biến nó trong tổ chức.

Không bao giờ mà sự đánh giá bao hàm hết được mọi khía cạnh của việc lấy mẫu chất lượng nước và nên áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguy cơ để thiết kế chương trình đánh giá nhằm đảm bảo rằng các vấn đề có nguy cơ cao được đề cập thường xuyên hơn và ở mức độ sâu hơn so với các vấn đề nguy cơ thấp. Ví dụ, điều cơ bản là tất cả tài liệu quản lý cấp cao, bao gồm chính sách và chiến lược lấy mẫu, chính sách đào tạo và chính sách về sức khoẻ và an toàn, được kiểm tra trong lần đánh giá đầu tiên, cùng với việc thực hiện nó trên mặt đất (nghĩa là trên bờ của các thủy vực mà nước được lấy mẫu). Trường hợp các tài liệu thực hiện cũng được tạo ra ở cấp độ cao (hướng dẫn lấy mẫu, hướng dẫn đào tạo, v.v), chúng có thể được coi là tài liệu quản lý cấp cao cho mục đích thiết kế chương trình đánh giá. Miễn là không có vấn đề phát sinh, tài liệu này chỉ cần kiểm tra chi tiết về các đánh giá tiếp theo nếu có thay đổi đã được thực hiện trong thời gian chuyển tiếp. Tuy nhiên, vẫn cần phải kiểm tra xem bất kỳ vấn đề nào được xác định trong quá trình đánh giá ban đầu đã được giải quyết một cách thỏa đáng hay chưa; rằng bất kỳ thay đổi khác là thích hợp; và rằng các trường hợp lấy mẫu không thay đổi theo cách mà việc sửa đổi những tài liệu quản lý cấp cao này là cần thiết.

Các tổ chức lớn hơn có thể muốn đánh giá đầy đủ tài liệu quản lý cấp cao tại các giai đoạn quá độ đều đặn (ví dụ như 4 năm một lần) hoặc để đánh giá các phần khác nhau của tài liệu theo một chương trình dàn trải. Họ cũng có thể muốn xem xét một chương trình thường xuyên đánh giá sự phổ biến các thay đổi đối với các tài liệu quản lý cấp cao vì những quá trình này có thể mất thời gian để làm việc theo cách của họ xuống đến những người thực hành lấy mẫu/làm việc quản lý của họ, đặc biệt là khi có sự trải rộng về địa lý và lấy mẫu lớn không phải là chức năng chính. Điều này hiếm khi là một vấn đề trong các tổ chức nhỏ mà ở đó người có trách nhiệm soạn thảo các tài liệu quản lý cấp cao cũng thường là người có trách nhiệm quản lý việc lấy mẫu, nếu không thực hiện lấy mẫu.

Nguy cơ về sự không phù hợp tại các địa điểm lấy mẫu có thể khác nhau đáng kể, tần suất và mức độ của mỗi cuộc đánh giá cần phải phản ánh điều này. Một số tổ chức chỉ lấy mẫu trong các môi trường được kiểm soát chặt chẽ, nơi có các vòi lấy mẫu được xây lắp cho mục đích lấy mẫu. Ở đây nguy cơ không phù hợp là rất thấp, nhưng cùng lúc đó, mức độ tuân thủ rất cao có thể được kỳ vọng. Các tổ chức khác lấy mẫu trong môi trường khác biệt và thường không lý tưởng, làm cho cần thiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-24:2020 (ISO 5667-24:2016) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 24: Hướng dẫn đánh giá chất lượng lấy mẫu nước

  • Số hiệu: TCVN6663-24:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản