Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5471 : 2007

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN G02: ĐỘ BỀN MÀU VỚI KHÓI CỦA KHÍ ĐỐT

Textiles - Tests for colour fastness - Part G02: Colour fastness to burnt-gas fumes

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt, trừ xơ rời khi đặt trong môi trường của các nitơ oxit sinh ra từ quá trình đốt cháy khí butan tinh khiết.

1.2 Phương pháp này cũng có thể dùng để đánh giá cấp độ bền màu của thuốc nhuộm bằng cách nhuộm các vật liệu dệt theo một qui trình và ở độ đậm quy định và thử vật liệu dệt đã nhuộm.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01 : 1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung.

TCVN 5232 : 2002 (ISO 105-D01 : 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần D01: Độ bền màu với giặt khô.

TCVN 5466 : 2002 (ISO 105-A02 : 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

ISO 105-C06 : 1987, Textiles - Tests for colour fastness - Part C06: Colour fastness to domestic and commercial laundering (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần C06: Độ bền màu với giặt là thương mại và gia dụng).

3 Nguyên tắc

Mẫu thử và mẫu vải thử đối chứng được phơi đồng thời dưới tác dụng của các nitơ oxit từ khói của khí đốt cho đến khi mẫu đối chứng có sự thay đổi màu tương ứng với một chuẩn phai màu. Sự thay đổi màu của mẫu thử được đánh giá bằng thang màu xám. Nếu không thấy có sự thay đổi màu của mẫu sau một khoảng thời gian phơi hoặc sau một chu kỳ phơi thì tiếp tục phơi mẫu cho đến khi mẫu thử có sự thay đổi màu rõ rệt hoặc theo số chu kỳ định trước.

4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

4.1 Buồng phơi (xem phụ lục A).

4.2 Vải thử đối chứng (xem phụ lục B).

4.3 Chuẩn phai màu (xem phụ lục B).

4.4 Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu, phù hợp với TCVN 5466 (ISO 105-A02).

4.5 Khí butan, loại tinh khiết, và một đèn xì phù hợp.

Có thể sử dụng bất kỳ loại đèn xì nào và ngọn lửa màu vàng sáng hoặc màu xanh lam là thích hợp, tuy nhiên màu xanh được ưu tiên lựa chọn để giảm sự hình thành bồ hóng. Một lưới dây thép được đặt ở phía trước ngọn lửa với khoảng cách sao cho lưới bị đốt nóng ở giữa nóng đỏ và nóng trắng để tăng phần trăm nitơ oxit và do đó đẩy nhanh sự phai màu của mẫu đối chứng và mẫu thử. Các lưới bằng đồng thau, sắt, hợp kim đồng - niken và thép không gỉ cho các kết quả như nhau.

4.6 Urê, chứa 10 g urê (NH2CONH2) trong một lít dung dịch, đệm đến pH 7 bằng cách thêm 0,4 g natri đihydro orthophosphat đihydrat (NaH2PO4.2H2O) và 2,5 g đinatri hydro orthophosphat dodecahydrat (Na2HPO4.12H2O) và chứa 0,1 g hoặc ít hơn chất hoạt động bề mặt làm ướt nhanh, ví dụ natri đioctyl sunfosucinat.

4.7 Nếu có yêu cầu, percloetylen, dung môi Stoddard hoặc tricloetylen (xem 5.4).

CHÚ THÍCH 1    Tất cả các chất ức chế sẵn có hiện nay đều có thể hòa tan trong phạm vi nào đó vào nước và do đó có xu hướng loại bỏ được bằng giặt giũ. Các chất này nói chung không tan trong dung môi giặt khô thông thường, và vải được xử lý bằng các chất ức chế phù hợp có thể chịu được sau nhiều lần giặt khô mà không mất đi độ bền của chúng đối với tác động làm phai màu của khí với công đoạn giặt khô không bao gồm quá trình phun tẩy có nước hoặc không có nước. Các chất ức chế này cũng có xu hướng mất tác dụng nếu vải thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5471:2007 (ISO 105-G02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần G02: Độ bền màu với khói của khí đốt

  • Số hiệu: TCVN5471:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản