Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5469:2007

VẬT LIỆU DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –

PHẦN B04: ĐỘ BỀN MÀU VỚI THỜI TIẾT NHÂN TẠO: PHÉP THỬ VỚI ĐÈN HỒ QUANG XENON

Textiles – Tests for colour fastness –

Part B04: Colour fastness to artificial weathering: Xenon arc fading lamp test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của vật liệu dệt trừ xơ rời đối với ảnh hưởng của thời tiết, bằng cách phơi trong phòng có trang bị đèn hồ quang Xenon.

Phương pháp này có thể được sử dụng để xác định xem vật liệu dệt có nhạy sáng trong điều kiện ướt hay không.

CHÚ THÍCH 1 Những thông tin chung về độ bền màu đối với ánh sáng được trình bày trong phụ lục A

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung.

TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02: 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

ISO 105-B01: 1994, Textiles - Tests for colour fastness - Part B01: Colour fastness to light: Daylight (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B01: Độ bền màu với ánh sáng : ánh sáng ban ngày.)

ISO 105-B02: 1994, Textiles - Tests for colour fastness - Part B02: Colour fastness to artificial light Xenon arc fading lamp test (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử với đèn hồ quang xenon).

3. Nguyên tắc

Các mẫu thử được phơi trong các điều kiện quy định dưới ánh sáng của đèn hồ quang Xenon và phun nước. Cùng một thời gian, tám chuẩn len xanh đối chứng được phơi lộ sáng nhưng được che nước phun bằng một tấm kính cửa sổ. Độ bền màu được đánh giá bằng cách so sánh sự thay đổi màu của mẫu với các chuẩn đối chứng này.

Nếu sử dụng phương pháp để xác định xem vật liệu dệt có nhạy sáng trong điều kiện ướt hay không (xem 4.3.1) thì không cần phơi đồng thời chuẩn đối chứng. Trong trường hợp này, việc đánh giá được thực hiện bằng cách so sánh với thang màu xám theo TCVN 5466 : 2002 (ISO 105-A02: 1993).

4. Vật liệu đối chứng và thiết bị dụng cụ

4.1. Chuẩn len xanh đối chứng

Vật liệu đối chứng sử dụng trong phép thử này là các chuẩn len xanh đối chứng được quy định trong TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01: 1994) và TCVN 5466: 2002 (ISO 105-A02: 1993), và điều 4.1.1 của ISO 105-B01: 1994.

4.2. Thiết bị

4.2.1. Đèn hồ quang xenon

4.2.1.1. Nguồn sáng, trong buồng phơi thông thoáng tốt. Nguồn sáng là đèn hồ quang xenon có nhiệt độ màu tương quan là 5 500 K đến 6 500 K.

4.2.1.2. Bộ lọc ánh sáng, được đặt giữa nguồn sáng và các mẫu thử và các chuẩn đối chứng sao cho phổ cực tím được giảm rõ rệt. Kính sử dụng phải có độ truyền qua là 0 % giữa 290 nm và 300 nm, tăng lên ít nhất 90 % giữa 380 nm và 750 nm.

4.2.1.3. Bộ lọc nhiệt, được đặt giữa nguồn sáng và các mẫu thử và các chuẩn đối chứng sao cho bức xạ hồng ngoại được giảm rõ rệt.

Phổ của hồ quang xenon chứa một số đáng kể bức xạ hồng ngoại cần được giảm đến nhỏ nhất bằng bộ lọc nhiệt để thỏa mãn các điều kiện nhiệt độ. Các bộ lọc phải thưòng xuyên được làm sạch để tránh làm suy giảm cường độ sáng không mong muốn do bụi bẩn.

4.2.2. Thiết bị đo bức xạ (nếu có / được chỉ định), để đo cường độ và tổng lượng bức xạ.

Vì sự chiếu sáng lên bề mặt mẫu thử có thể thay đổi như một hàm của c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5469:2007 (ISO 105-B04 : 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B04: Độ bền màu với thời tiết nhân tạo: Phép thử với đèn hồ quang xenon

  • Số hiệu: TCVN5469:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản