Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5363:2013

ISO 4649:2010

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỊU MÀI MÒN SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRỐNG QUAY HÌNH TRỤ

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of abrasion resistance using a rotating cylindrical drum device

Lời nói đầu

TCVN 5363:2013 thay thế TCVN 5363:2006.

TCVN 5363:2013 hoàn toàn tương đương ISO 4649:2010.

TCVN 5363:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐCHỊU MÀI MÒN SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRỐNG QUAY HÌNH TRỤ

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of abrasion resistance using a rotating cylindrical drum device

CNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phi có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

CHÚ Ý: Một số quy trình quy định trong tiêu chuẩn này có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo ra các chất hoặc chất thải, điều này có thể gây ra mối nguy hại cho môi trường địa phương. Nên tham khảo các tài liệu thích hợp về xử lý an toàn và thải bỏ sau khi sử dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử để xác định độ chịu mài mòn của cao su bằng thiết bị trống quay hình trụ.

Các phương pháp bao gồm xác định thể tích bị hao hụt do tác động mài mòn của mẫu thử trên tấm mài mòn có độ nhám xác định. Phương pháp A là đối với mẫu thử không quay và phương pháp B đối với mẫu thử quay. Đối với mỗi phương pháp, kết quả có thể được báo cáo là một hao hụt thể tích tương đối hay một chỉ số chịu mài mòn.

Vì các yếu tố như độ nhám của tấm mài mòn, loại chất kết dính được sử dụng trong sản xuất tấm mài mòn và sự dính bẩn và hao mòn gây ra bởi phép thử trước dẫn đến sự chênh lệch về các giá trị tuyệt đối của hao hụt mài mòn, do đó tất cả các phép thử là so sánh. Thực hiện phép thử với một hỗn hợp đối chứng sao cho các kết quả có thể được biểu thị hoặc là hao hụt thể tích tương đối so với tấm mài mòn đã hiệu chuẩn hoặc là chỉ số chịu mài mòn so với hỗn hợp đối chứng.

CHÚ THÍCH: Hao hụt mài mòn thường đồng đều hơn khi sử dụng mẫu thử quay vì toàn bộ bề mặt của mẫu thử được tiếp xúc với tấm mài mòn trong suốt thời gian thử nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng mẫu thử không quay cũng đem lại những kinh nghiệm đáng kể.

Các phương pháp thử xác định độ mài mòn thích hợp đối với phép thử so sánh, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm phù hợp với quy định kỹ thuật, các mục đích tham khảo, công việc nghiên cứu và phát triển. Có thể suy ra, không có sự liên quan chặt chẽ giữa các kết quả của phép thử mài mòn này và tính năng sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su - Quy trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý.

TCVN 1595-1 (ISO 7619-1), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore).

TCVN 4866 (ISO 2781), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định khối lượng riêng.

TCVN 4868 (ISO 2230), Sản phẩm cao su - Hướng dẫn lưu kho.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5363:2013 (ISO 4649:2010) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ chịu mài mòn sử dụng thiết bị trống quay hình trụ

  • Số hiệu: TCVN5363:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản