Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4868 : 2007

ISO 2230 : 2002

SẢN PHẨM CAO SU – HƯỚNG DẪN LƯU KHO

Rubber products – Guidelines for storage

Lời nói đầu

TCVN 4868 : 2007 thay thế TCVN 4868 : 1988

TCVN 4868 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 2230 : 2002

TCVN 4868 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC2 Cao su – Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Nhiều chi tiết và sản phẩm cao su được lưu giữ trong một thời gian dài trước khi được đưa vào sử dụng, do vậy điều quan trọng là chúng phải được lưu giữ trong điều kiện giảm thiểu các thay đổi không mong muốn về tính chất. Các thay đổi như vậy là do sự phân hủy, trong trường hợp đó những thay đổi có thể là cứng, mềm, nứt, rạn quá mức và các hiệu ứng bề mặt khác. Các thay đổi khác là do biến dạng, nhiễm bẩn hoặc hư hỏng cơ học gây ra.

Trong lần soát xét này, những yêu cầu của người sử dụng khác nhau, các loại cao su và sản phẩm khác nhau là yếu tố được quan tâm chính. Người ta nhận ra rằng một số cao su dễ bị ảnh hưởng hơn các số khác đối với hư hại bởi các tác nhân như nhiệt, ánh sáng, ozon, oxy và độ ẩm. Do vậy nên giảm thiểu sự phơi nhiễm đối với các tác nhân này để kéo dài thời gian lưu kho, và cần thiết là phải làm một hệ thống kiểm soát lưu kho, đóng gói đúng cách và kiểm tra định kỳ.

Một hệ thống hồ sơ, bao gồm cả bảo quản lưu kho đúng cách và các dữ liệu kiểm tra, trợ giúp trong kiểm tra xác nhận các điều khoản của tiêu chuẩn này được duy trì, kết hợp với những yếu tố bình thường liên quan các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và kiểm tra xác nhận của chúng qua việc kiểm soát một cách thống kê các phương pháp thử quan trọng. Bổ sung các thông tin có trong tiêu chuẩn này, có thể xem thêm hướng dẫn trong TCVN (ISO 9000), TCVN (ISO 9001) và TCVN (ISO 9004).

Trong tiêu chuẩn này không đề cập những nguyên nhân phát sinh ra các ảnh hưởng có hại như ozon và phóng xạ. Các phương pháp đo nồng độ hoặc cường độ của ozon và phóng xạ không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

Các khuyến nghị bao gồm kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm đặc trưng xem trong Phụ lục A.

 

SẢN PHẨM CAO SU – HƯỚNG DẪN LƯU KHO

Rubber products – Guidelines for storage

CẢNH BÁO – Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các hướng dẫn để kiểm tra, quy trình lập hồ sơ, đóng gói và lưu giữ các sản phẩm, phụ tùng và chi tiết được làm từ cao su lưu hóa hoặc cao su nhiệt dẻo trước khi đưa vào lưu thông.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả sản phẩm cao su rắn và cao su xốp được điều chế từ cao su sống khô, latex hoặc các nguồn khác. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với cao su sống dạng bành, lỏng (dung dịch hoặc nhũ tương) hoặc dạng hạt (cốm), các hướng dẫn về lưu kho đối với loại này được quy định trong ISO 7664.

Các khuyến nghị về dạng đóng gói là một phần hợp thành của quy trình lưu kho có kiểm soát, cũng như để đưa ra các cách nhận dạng vật liệu và sản phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viễn dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

ISO 1629 : 1995 Rubber and latices – Nomenclature (Cao su và latex – Thuật ngữ)

ISO 4591 : 1992 Plastics – Film and sheeting – Determination

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4868:2007 (ISO 2230 : 2002) về Sản phẩm cao su - Hướng dẫn lưu kho

  • Số hiệu: TCVN4868:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản