Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÔNG ƯỚC SỐ 105
CÔNG ƯỚC
VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, 1957
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 5 tháng 6 năm 1957, trong kỳ họp thứ bốn mươi, và
Sau khi đã xem xét vấn đề lao động cưỡng bức là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và
Sau khi đã ghi nhận những quy định của Công ước về Lao động cưỡng bức, 1930, và
Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước năm 1926 về chế độ nô lệ đã quy định phải có những biện pháp hữu ích để tránh cho lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc khỏi dẫn tới những điều kiện tương tự như chế độ nô lệ, và Công ước bổ sung năm 1956 về việc xóa bỏ chế độ nô lệ, xóa bỏ việc mua bán nô lệ, xóa bỏ các thể chế và cách điều hành giống như chế độ nô lệ, nhằm đạt tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô dịch do nợ nần và chế độ nông nô, và
Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước về Bảo vệ tiền lương 1949, đã quy định việc trả lương theo từng kỳ đều đặn, và đã cấm các cách trả lương và khiến cho người lao động thực tế không sao rời bỏ được công việc đang làm, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc xóa bỏ một vài hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc đang là sự vi phạm đối với các quyền con người như đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và nêu trong Tuyên ngôn chung về nhân quyền, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1957, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957.
Điều 1
Mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó.
a). Như là một biến pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập;
b). Như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế;
c). Như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
d). Như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công;
e). Như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.
Điều 2
Mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế đã phê chuẩn Công ước này cam kết sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ lao động cưỡng bức bắt buộc, như đã quy định tại Điều 1, Công ước này.
Các Điều từ 3 đến 10
Những quy định cuối cùng mẫu.
- 1Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973
- 2Tuyên ngôn về bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự cưỡng bức mất tích, 1982
- 3Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019) về Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường)