TCVN 12973:2020
ISO/TR 19838:2016
VI SINH VẬT - MỸ PHẨM - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN ISO VỀ VI SINH VẬT MỸ PHẨM
Microbiology - Cosmettics - Guidelines for the application of ISO standards on
cosmetics microbiology
Lời nói đầu
TCVN 12973:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 19838:2016.
TCVN 12973:2020 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 217 Mỹ phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mỗi nhà sản xuất mỹ phẩm có đồng thời hai trách nhiệm liên quan đến chất lượng vi sinh vật của sản phẩm của mình.
- Thứ nhất là đảm bảo rằng sản phẩm, khi được mua, không có các vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Điều này được đảm bảo bằng cách áp dụng Thực hành Sản xuất tốt (GMP) [xem TCVN 12976 (ISO 22716)] trong quá trình sản xuất và bao gói và nếu cần thiết, bằng cách sử dụng các thử nghiệm hàm lượng vi sinh vật trên thành phẩm.
- Thứ hai là đảm bảo rằng các vi sinh vật được đưa vào trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm thông thường sẽ không có tác động có hại đối với chất lượng hoặc độ an toàn của sản phẩm. Điều này được đảm bảo bằng cách thực hiện các thử nghiệm hiệu quả của bảo quản (hoặc thử nghiệm thử thách) trong suốt giai đoạn phát triển sản phẩm mới.
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, phân tích nguy cơ vi sinh vật phù hợp cần được thực hiện để xác định các loại sản phẩm mỹ phẩm mà tiêu chuẩn này có thể áp dụng được.
- Các sản phẩm được coi là có nguy cơ vi sinh vật thấp được nêu tại ISO 29621. Những sản phẩm này được xác định là “không thân thiện” và được sản xuất tuân thủ theo GMP và có nguy cơ rất thấp. Vì vậy, các sản phẩm tuân theo các đặc tính được xác định trong ISO 29621 không yêu cầu thử nghiệm vi sinh vật bao gồm cả thử nghiệm thử thách và thử nghiệm sản phẩm cuối cùng.
- Đối với những sản phẩm không được coi là “không thân thiện”, chất lượng vi sinh vật phải được đánh giá bằng cách thực hiện các thử nghiệm với các phương pháp phù hợp. ISO TC 217 cung cấp tổ hợp toàn diện các tiêu chuẩn để đánh giá việc bảo quản kháng khuẩn của các sản phẩm mỹ phẩm và chất lượng vi sinh vật của thành phẩm (các phương pháp và giới hạn). Các nhà sản xuất có thể quyết định không thử nghiệm nếu họ có thể chứng minh rằng sản phẩm của họ tuân theo các yêu cầu được xác định trong ISO 17516 và/hoặc ISO 11930.
VI SINH VẬT - MỸ PHẨM - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN ISO VỀ VI SINH VẬT MỸ PHẨM
Microbiology - Cosmettics - Guidelines for the application of ISO standards on
cosmetics microbiology
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn chung giải thích việc sử dụng các tiêu chuẩn ISO về vi sinh vật mỹ phẩm phụ thuộc vào mục đích (kiểm soát trên thị trường, phát triển sản phẩm, v.v...) và sản phẩm được thử nghiệm.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO về các giới hạn vi sinh vật (ISO 17516).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Công thức mỹ phẩm (cosmetic formulation)
Chuẩn bị nguyên liệu thô có thành phần xác định định tính và định lượng.
2.2
Sản phẩm mỹ phẩm (cosmetic product)
Sản phẩm mỹ phẩm hoàn thiện đã trải qua tất cả các giai đoạn sản xuất, bao gồm bao gói trong vật chứa để vận chuyển.
2.3
Mẫu (sample)
Một hoặc nhiều thành phần đại diện hơn được lựa chọn từ một tổ hợp để đạt được thông tin về tổ hợp đó.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11584:2016 (ISO 17494:2001) về Chất chiết thơm, chất thơm thực phẩm và mỹ phẩm - Xác định hàm lượng etanol - Phương pháp sắc ký khí trên cột mao quản và cột nhồi
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7924-1:2019 (ISO 16649-1:2018) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính ß-glucuronidase - Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 ºC sử dụng màng lọc và 5-bromo-4-clo-3-indolyl ß -D-glucuronid
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8129:2019 (ISO 18593:2018) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp lấy mẫu bề mặt
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện vi sinh vật và vi sinh vật chỉ định
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13636:2023 (ISO 18416:2015 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện Candida albicans
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13632:2023 (ISO 11930:2019 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Đánh giá tính kháng vi sinh vật của sản phẩm mỹ phẩm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13633:2023 (ISO 16212:2017 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Định lượng nấm men và nấm mốc
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13634:2023 (ISO 17516:2014) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Giới hạn vi sinh vật
- 1Quyết định 4015/QĐ-BKHCN năm 2020 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Mỹ phẩm và Vi sinh vật - Mỹ phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11584:2016 (ISO 17494:2001) về Chất chiết thơm, chất thơm thực phẩm và mỹ phẩm - Xác định hàm lượng etanol - Phương pháp sắc ký khí trên cột mao quản và cột nhồi
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7924-1:2019 (ISO 16649-1:2018) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính ß-glucuronidase - Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44 ºC sử dụng màng lọc và 5-bromo-4-clo-3-indolyl ß -D-glucuronid
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8129:2019 (ISO 18593:2018) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp lấy mẫu bề mặt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12976:2020 (ISO 22716:2007) về Mỹ phẩm - Thực hành sản xuất tốt (GMP) - Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13635:2023 (ISO 18415:2017 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện vi sinh vật và vi sinh vật chỉ định
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13636:2023 (ISO 18416:2015 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện Candida albicans
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13632:2023 (ISO 11930:2019 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Đánh giá tính kháng vi sinh vật của sản phẩm mỹ phẩm
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13633:2023 (ISO 16212:2017 with Amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Định lượng nấm men và nấm mốc
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13634:2023 (ISO 17516:2014) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Giới hạn vi sinh vật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12973:2020 (ISO/TR 19838:2016) về Vi sinh vật - Mỹ phẩm - Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO về vi sinh vật mỹ phẩm
- Số hiệu: TCVN12973:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực