ISO 6326-1:2007
KHÍ THIÊN NHIÊN- XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH - PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Natural gas - Determination of sulfur compounds - Part 1: General introduction
Lời nói đầu
TCVN 12046-1:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 6326-1:2007.
TCVN 12046-1:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC193 Sản phẩm khí biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12046 (ISO 6326) Khí thiên nhiên -Xác định các hợp chất lưu huỳnh, gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 12046-1:2019 (ISO 6326-1:2007), Phần 1: Giới thiệu chung;
- TCVN 12046-3:2017 (ISO 6326-3:1989), Phần 3: Xác định hydro sulfua, lưu huỳnh mercaptan và cacbonyl sulfua bằng phép đo điện thế;
- TCVN 12046-5:2019 (ISO 6326-5:1989), Phần 5: Phương pháp đốt Lingener.
Lời giới thiệu
Các hợp chất lưu huỳnh có thể đã có sẵn trong khí thiên nhiên và còn tồn tại ở dạng vết sau khi xử lý, hoặc chúng có thể được bơm vào khí để có thể phát hiện bằng khứu giác vì lý do đảm bảo an toàn.
Việc tiêu chuẩn hóa phương pháp để xác định các hợp chất lưu huỳnh trong khí thiên nhiên là cần thiết do tính đa dạng của các hợp chất này [hydro sulfua, cacbonyl sulfua, tetrahydrothiophen (THT), v.v...] và các yêu cầu của các phép xác định (độ không đảm bảo yêu cầu, phép đo tại đầu giếng, tại bảo dưỡng nhà máy hoặc đường ống vận chuyển, v.v...).
Để người sử dụng lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với nhu cầu và thực hiện các phép đo trong các điều kiện tốt nhất, TCVN 12046 (ISO 6326) đã được xây dựng thành nhiều phần.
TCVN 12046-1 (ISO 6326-1) đưa ra sự so sánh nhanh các phương pháp tiêu chuẩn cũng như cung cấp thông tin để lựa chọn phương pháp.
Các phần khác của TCVN 12046 (ISO 6236) và TCVN 12552 (ISO 19739) mô tả chi tiết các phương pháp thử tiêu chuẩn khác nhau.
KHÍ THIÊN NHIÊN- XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH - PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Natural gas - Determination of sulfur compounds - Part 1: General introduction
CẢNH BÁO: Phần lớn các hợp chất lưu huỳnh là cực kỳ độc và do vậy nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu xử lý không cẩn thận.
Tiêu chuẩn này giới thiệu tóm tắt các phương pháp tiêu chuẩn có thể được sử dụng để xác định các hợp chất lưu huỳnh trong khí thiên nhiên.
Nguyên tắc của từng phương pháp được mô tả một cách khái quát, chỉ ra khoảng nồng độ phù hợp với các phương pháp, và dải phân tích và độ chụm của từng phương pháp. Tiêu chuẩn này cho phép người sử dụng lựa chọn đúng đắn phương pháp thích hợp đối với ứng dụng đang được xem xét. Phân tích lưu huỳnh được thực hiện để xác định
a) Lưu huỳnh tổng,
b) Lưu huỳnh có trong nhóm đặc trưng (ví dụ, lưu huỳnh thiol),
c) Các hợp chất lưu huỳnh riêng lẻ, và
d) Các nhóm đặc trưng của các hợp chất lưu huỳnh.
Các phương pháp tiêu chuẩn đã được áp dụng trong lĩnh vực phân tích lưu huỳnh là
- Phương pháp đốt Wickbold: để xác định lưu huỳnh tổng [TCVN 6021 (ISO 4260)],
- Phương pháp đốt Lingener: để xác định lưu huỳnh tổng [TCVN 12046-5 (ISO 6326-5)],
- Sắc ký khí: đề xác định các hợp chất lưu huỳnh riêng lẻ [TCVN 12552 (ISO 19739)], và
- Phép đo điện thế: để xác định hydro sulfua, cacbonyl sulfua và các hợp chất thiol [TCVN 12046-3 (ISO 6326-3)].
Còn có các phương pháp khác để xác định các hợp chất lưu huỳnh nhưng không được xem xét ở đâ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12046-1:2019 (ISO 6326-1:2007) về Khí thiên nhiên - Xác định các hợp chất lưu huỳnh - Phần 1: Giới thiệu chung
- Số hiệu: TCVN12046-1:2019
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2019
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực