Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12046-5:2019

ISO 6326-5:1989

KHÍ THIÊN NHIÊN- XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP ĐỐT LINGENER

Natural gas - Determination of sulfur compounds - Part 5: Lingener combustion method

 

Lời nói đầu

TCVN 12046-5:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 6326-5:1989.

TCVN 12046-5:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC193 Sản phm khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12046 (ISO 6326) Khí thiên nhiên-Xác định các hợp chất lưu huỳnh, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12046-1:2019 (ISO 6326-1:2007), Phần 1: Giới thiệu chung;

- TCVN 12046-3:2017 (ISO 6326-3:1989), Phần 3: Xác đnh hydro sulfua, lưu huỳnh mercaptan và cacbonylsulfua bằng phép đo điện thế;

- TCVN 12046-5:2019 (ISO 6326-5:1989), Phần 5: Phương pháp đốt Lingener.

 

Lời giới thiệu

Việc tiêu chuẩn hóa phương pháp để xác định các hợp chất lưu huỳnh trong khí thiên nhiên là cần thiết do tính đa dạng của các hợp chất này [hydro sulfua, cacbonyl sulfua, tetrahydrothiophen (THT), v.v...] và các yêu cầu của các phép xác định (độ không đảm bảo yêu cầu, phép đo tại đầu giếng, tại bảo dưỡng nhà máy hoặc đường ống vận chuyển, v.v...).

Để người sử dụng lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với nhu cầu và thực hiện các phép đo trong các điều kiện tốt nhất, TCVN 12046 (ISO 6326) đã được xây dựng thành nhiều phần.

TCVN 12046-1 (ISO 6326-1) đưa ra sự so sánh nhanh các phương pháp tiêu chuẩn cũng như cung cấp thông tin để lựa chọn phương pháp.

Tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác trong bộ TCVN 12046 (ISO 6326) mô tả chi tiết các phương pháp tiêu chuẩn khác nhau.

Phép xác định lưu huỳnh tổng được quy định trong TCVN 6021 (ISO 4260) Sản phẩm dầu mỏ và hydrocacbon - Xác định hàm lượng lưu huỳnh - Phương pháp đốt Wickbold.

 

KHÍ THIÊN NHIÊN- XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH - PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP ĐỐT LINGENER

Natural gas - Determination of sulfur compounds - Part 5: Lingener combustion method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lưu huỳnh tổng trong khí thiên nhiên. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các khí có hàm lượng lưu huỳnh từ 0,5 mg/m3 đến 1000 mg/m3. Với hàm lượng lưu huỳnh tổng lớn hơn 0,1 mg lưu huỳnh trong dung dịch hấp thụ, có thể lựa chọn phương pháp chuẩn độ trực quan với chất chỉ thị, ngược lại đối với các hàm lượng thấp hơn thì ưu tiên phương pháp chuẩn độ đo độ đục.

CHÚ THÍCH: Trong TCVN 12046 (ISO 6326), 1 m3 khí được biểu thị tại điều kiện chuẩn (0 °C; 101,325 kPa).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret

TCVN 7151 (ISO 648) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức

TCVN 7153 (ISO 1042) Dụng cụ thí nghiệm bằng thy tinh - Bình định mức

ISO 3585, Glass plant, pipetline and fittings - Properties of borosilicate glass 3.3 (Bình, pipet và các đầu nối bằng thủy tinh - Các đặc tính của thủy tinh borosilicate 3.3)

3  Nguyên tắc

Đốt cháy một thể tích khí đã đo trước trong không

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12046-5:2019 (ISO 6326-5:1989) về Khí thiên nhiên - Xác định các hợp chất lưu huỳnh - Phần 5: Phương pháp đốt Lingener

  • Số hiệu: TCVN12046-5:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản