Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11933:2017
ISO 16577:2016

PHÂN TÍCH DẤU ẤN SINH HỌC PHÂN TỬ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Molecular biomarker analysis - Terms and definitions

 

Lời nói đầu

TCVN 11933:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 16577:2016;

TCVN 11933:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và ly mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÂN TÍCH DẤU N SINH HỌC PHÂN T - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Molecular biomarker analysis - Terms and definitions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong phân tích dấu ấn sinh học phân tử*).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10990 (ISO 13495), Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù

TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10990 (ISO 13495), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Sai số tuyệt đối

Kết quả của một phép đo trừ đi giá trị thực của đại lượng đo

3.2

Sự phù hợp

Sự giống nhau của các kết quả từ một phương pháp định lượng (nghĩa là cả dương tính lẫn âm tính) từ các mẫu giống nhau được phân tích trong cùng một phòng thử nghiệm trong các điều kiện lặp lại

3.3

Độ chính xác

Độ chính xác của phép đo /Độ chính xác đo

Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm 'độ chính xác đo' không phải là đại lượng và không cho biết trị số đại lượng. Phép đo được xem là chính xác hơn khi có sai số đo nhỏ hơn.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "độ chính xác đo" không được sử dụng cho độ đúng đo và thuật ngữ độ chụm đo không được sử dụng cho 'độ chính xác đo', tuy nhiên, nó có liên quan với cả hai khái niệm này.

CHÚ THÍCH 3: 'Độ chính xác đo' đôi khi được hiểu là mức độ gần nhau giữa các giá trị đại lượng đo được đang quy cho đại lượng đo.

[NGUỒN: 2.13 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]

3.4

Alen

Một trong vài dạng xen kẽ của một gen xuất hiện ở cùng một locus trên nhiễm sắc thể tương đồng và tách ra trong suốt quá trình phân bào và có thể kết hợp lại sau khi hợp nhất giao tử

3.5

Cạnh tranh alen

Hiện tượng cạnh tranh dẫn đến khuếch đại ưu tiên một trình tự alen với alen khác trong mẫu dị hợp tử hoặc hỗn hợp trong quá trình áp dụng công nghệ khuếch đại axit nucleic bằng PCR

[NGUỒN: 3.6.1 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]

3.6

Tn số alen

Số lần alen xuất hiện ở một locus cụ thể trong quần thể.

[NGUỒN: 3.6.2 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]

3.7<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về Phân tích dấu ấn sinh học phân tử - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN11933:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản