Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10990:2015

ISO 13495:2013

THỰC PHẨM - NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XÁC NHẬN CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT GIỐNG SỬ DỤNG AXIT NUCLEIC ĐẶC THÙ

Foodstuffs - priciples of selection and criteria of validation for varietal identification methods using specific nucleic acid

Lời nói đầu

TCVN 10990:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13495:2013;

TCVN 10990:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn được thiết kế để hỗ trợ việc ra quyết định và đánh giá xác nhận các nguyên tắc được sử dụng để thu được dữ liệu phân tử chất lượng cao đối với việc nhận biết giống.

Phép thử nhận biết giống yêu cầu các marker chất lượng cao, để có thể cho các dữ liệu giống nhau khi sử dụng các thiết bị, hóa chất và thuốc thử khác nhau. Do đó, tiêu chuẩn này chỉ đưa ra các phương pháp khuếch đại đặc thù.

Mục đích của tiêu chuẩn này là để đảm bảo rằng tất cả các phương pháp phân tích đều phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, nêu rõ các bước khác nhau để đánh giá xác nhận phương pháp và để xác định các tiêu chí chấp nhận. Và cũng đảm bảo rằng các nguyên tắc chung được áp dụng trong khi thực hiện các phép phân tích này đều giống nhau trong tất cả các phòng thử nghiệm (chất chuẩn, cỡ mẫu, mẫu phòng thử nghiệm, phần mẫu thử, việc chiết, phân tích và giải thích kết quả, chứng nhận phân tích).

Tiêu chuẩn này có vai trò trong việc chuẩn hóa các kết quả thu được trong các phòng thử nghiệm khác nhau.

 

THỰC PHẨM - NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XÁC NHẬN CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT GIỐNG SỬ DỤNG AXIT NUCLEIC ĐẶC THÙ

Foodstuffs - Principles of selection and criteria of validation for varietal identification methods using specitic nucleic acid

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kỹ thuật phân tử để lập các hồ sơ phân tử về các giống của các loài thực vật cụ thể, để cho phép nhận biết các giống, nghĩa là khẳng định việc nhận biết liên quan đến một hoặc nhiều mẫu đối chứng.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các loại nền mẫu khác nhau, các hạt, lá, củ, các sản phẩm công nghiệp của một giống. Các nền mẫu ở dạng hỗn hợp của các giống (như bột nhuyễn, mứt quả, bột) không áp dụng tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này không liên quan đến độ thuần di truyền.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN ISO/IEC 17025:2005, Các yêu cầu chung về năng lực của các phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Thuật ngữ liên quan đến giống

3.1.1. Giống cây trồng (cultivar)

Nhóm cây trồng có thể được xác định rõ bởi các đặc tính hình thái, vật lý, tế bào, hóa học hoặc các đặc tính khác, sau khi sinh sản hữu tính hoặc vô tính giữ được tính chất đặc thù của nó.

[nguồn: ISO 7563:1998, định nghĩa 1.12]

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “giống cây trồng” khác với khái niệm “thứ” (varietas) trong thực vật học như sau:

- “giống cây trồng” là đơn vị phân loại dưới loài, kết quả từ chọn Iọc có kiểm soát, kể cả từ thực nghiệm;<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013) về Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù

  • Số hiệu: TCVN10990:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản