Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11931:2017
CODEX STAN 201-1995
YẾN MẠCH
Oats
Lời nói đầu
TCVN 11931:2017 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 201-1995;
TCVN 11931:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuển quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
YẾN MẠCH
Oats
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hạt yến mạch nêu trong Điều 2, được chế biến làm thực phẩm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho yến mạch Avena nuda (yến mạch nguyên vỏ).
2 Mô tả
Yến mạch là hạt của các loài Avena sativa và Avena byzantina.
3 Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng
3.1 Chỉ tiêu chất lượng - Yêu cầu chung
3.1.1 Yến mạch phải an toàn và phù hợp để làm thực phẩm.
3.1.2 Yến mạch không được có mùi, vị lạ, côn trùng và động vật nhỏ sống.
3.2 Chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn - Các yêu cầu cụ thể
3.2.1 Độ ẩm: tối đa 14,0 % khối lượng.
Giới hạn độ ẩm có thể thấp hơn tùy theo yêu cầu của nơi đến liên quan đến khí hậu, thời gian vận chuyển và bảo quản.
3.2.2 Hạt bị nấm cựa gà
Khối hạt bị đóng cứng do nấm Claviceps purpurea chiếm tối đa 0,05 % khối lượng.
3.2.3 Hạt có hại hoặc hạt có độc
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này không có những hạt có độc hoặc có hại sau đây với lượng có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe con người:
Hạt muống/muồng lạc thuộc chi Crotalaria (Crotalaria spp.), hạt cẩm chướng tím (Agrostemma githago L.), hạt thầu dầu (Ricinus communis L.), hạt cà độc được (Datura spp.) và các loại hạt khác được ghi nhận là có hại cho sức khỏe con người.
3.2.4 Tạp chất
Các tạp chất có nguồn gốc động vật (bao gồm cả xác côn trùng) tối đa 0,1 % khối lượng.
3.2.5 Thành phần ngoại lai hữu cơ khác, tối đa 1,5 % khối lượng.
Được xác định là các thành phần hữu cơ khác với các hạt ngũ cốc ăn được (hạt lạ, thân, cành v.v…).
3.2.6 Thành phần ngoại lai vô cơ, tối đa 0,5 % khối lượng.
Được xác định là thành phần vô cơ bất kỳ (sỏi, bụi, v.v...).
4 Chất nhiễm bẩn
4.1 Kim loại nặng
Yến mạch không được chứa kim loại nặng với lượng có thể gây hại cho sức khỏe con người.
4.2 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Yến mạch phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép theo quy định hiện hành về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
5 Vệ sinh
5.1 Các sản phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này cần được chế biến và xử lý phù hợp với các phần tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các quy phạm thực hành khác có liên quan.
5.2 Sản phẩm không được có các tạp chất không mong muốn ở mức có thể thực hiện theo Thực hành sản xuất tốt (GMP).
5.3 Sản phẩm được lấy mẫu và thử nghiệm bằng phương pháp thích hợp, để sau khi làm sạch, phân loại và trước khi chế biến, sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- không được chứa các vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phương pháp Kjeldahl
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Hướng dẫn chung đối với phương pháp dùng thiết bị đo màu tấm lõi
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4995:2016 (ISO 5527:2015) về Ngũ cốc - Thuật ngữ và định nghĩa
- 1Quyết định 3889/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Gạo, Ngũ cốc, Yến mạch do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7847-3:2008 (ISO 6639-3:1986) về ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định sự nhiễm côn trùng ẩn náu - Phần 3: Phương pháp chuẩn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4996-1:2011 (ISO 7971-1:2009) về Ngũ cốc – Xác định dung trọng (khối lượng của 100 lít hạt) – Phần 1: Phương pháp chuẩn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013) về Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phương pháp Kjeldahl
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Hướng dẫn chung đối với phương pháp dùng thiết bị đo màu tấm lõi
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4995:2016 (ISO 5527:2015) về Ngũ cốc - Thuật ngữ và định nghĩa
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11888:2017 về Gạo trắng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11931:2017 (CODEX STAN 201-1995) về Yến mạch
- Số hiệu: TCVN11931:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra