Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11437:2016

ISO 11051:1994

LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DRUM DESF.) - CÁC YÊU CẦU

Durum wheat (Triticum durum Desf.) - Specification

Lời nói đầu

TCVN 11437:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11051:1994;

TCVN 11437:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

 

LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DRUM DESF.) - CÁC YÊU CẦU

Durum wheat (Triticum durum Desf.) - Specification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu đối với lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) dùng làm thực phẩm và là đối tượng trong thương mại quốc tế.

Tiêu chuẩn này cũng cung cấp các phương pháp xác định mức tạp chất (Phụ lục A) và tỷ lệ hạt không trong hoàn toàn (Phụ lục B). Phụ lục C đưa ra danh mục côn trùng gây hại điển hình của các loại ngũ cốc được bảo quản. Phụ lục D đưa ra danh mục tham khảo về các hạt có hại và hạt có độc.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 712:19851), Cereals and cereal products - Determination of moisture content (Routine reference method) [Ngũ cốc và sản phm ngũ cốc - Xác định độ m (Phương pháp chuẩn thông thường)].

ISO 950:19792), Cereals - Sampling (as grain) [Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt)].

ISO 3093:19823), Cereals - Determination of falling number (Ngũ cốc - Xác định chỉ số rơi).

ISO 5223:19834), Test sieves for cereals (Rây th ngũ cốc).

ISO 7971:19865), Cereals - Determination of bulk density, called “mass per hectolitre” (Reference method) [Ngũ cốc - Xác định dụng trọng, được gọi “khối lượng trên hectolit” (Phương pháp chuẩn)].

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tạp chất (impurities)

Hạt lúa mì bị hư hỏng và tất cả các chất hữu cơ và vô cơ không phải là hạt lúa mì cứng.

CHÚ THÍCH 1  Tạp chất bao gồm bốn loại chính như sau: hạt lúa mì cứng bị hư hỏng (3.2), hạt ngũ cốc khác (3.3), chất ngoại lai (3.4), hạt có hại và/hoặc hạt có độc (3.5), hạt bị thối (3.6) và hạt bị nắm cựa gà (3.7). (Xem thêm Bảng A.1.)

3.2

Hạt lúa mì cứng bị hư hỏng (damaged durum wheat grain)

3.2.1

Hạt vỡ (broken grain)

Hạt lúa mì cứng có một phần nội nhũ bị lộ ra hoặc hạt không còn mầm.

3.2.2

Hạt lép (shrivelled grain)

Hạt nhẹ, dẹt, lép (teo) không tích lũy được dinh dưỡng do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý và lọt qua sàng có đường kính lỗ 1,90 mm.

3.2.3

Hạt không bình thường (unsound grain)

3.2.3.1

Hạt mốc (mouldy grain)

Hạt có mốc chiếm 50 % bề mặt và/hoặc ở bên trong hạt quan sát được bằng mắt thường.

3.2.3.2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11437:2016 (ISO 11051:1994) về Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Các yêu cầu

  • Số hiệu: TCVN11437:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản