- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7115:2007 (ISO 2419 : 2006) về Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
ISO 5402-1:2017
DA - XÁC ĐỊNH ĐỒ BỀN UỐN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐÀN HỒI
Leather - Determination of flex resistance - Part 1: Flexometer method
Lời nói đầu
TCVN 11129-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 5402-1:2017.
TCVN 11129-1:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11129 (ISO 5402), Da - Xác định độ bền uốn gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 11129-1:2018 (ISO 5402-1:2017), Phần 1: Phương pháp sử dụng máy đo độ đàn hồi;
- TCVN 11129-2:2015 (ISO 5402-2:2015), Phần 2: Phương pháp uốn lắc mũi giầy.
DA - XÁC ĐỊNH ĐỒ BỀN UỐN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ ĐÀN HỒI
Leather - Determination of flex resistance - Part 1: Flexometer method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn ướt hoặc uốn khô của da và màng trau chuốt. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại da mềm có độ dày dưới 3,0 mm.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 7115 (ISO 2419), Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu
TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu.
Tiêu chuẩn này không quy định thuật ngữ và định nghĩa.
Mẫu thử được uốn gấp với mặt thử quay vào trong và được kẹp trong hàm kẹp chuyển động trên và bề mặt cần thử quay ra ngoài trong hàm kẹp cố định dưới. Chuyển động của kẹp trên tạo ra một nếp gấp trong mẫu thử chạy dọc theo mẫu. Mẫu thử được kiểm tra định kỳ sự hư hại.
5 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
5.1 Thiết bị thử, bao gồm một hàm kẹp trên chuyển động, một hàm kẹp dưới cố định và một máy đếm theo 5.1.1 đến 5.1.3 và được minh họa trong Hình 1 và Hình 2.
5.1.1 Hàm kẹp trên, bao gồm một cặp tấm phẳng có chốt xoay dày 4 mm như minh họa trong Hình 1.
Tấm nhỏ (H) có dạng cơ bản là hình thang với bán kính 2 mm tại góc nhọn. Tấm có gờ (G) để đỡ mẫu thử đã uốn gấp. Tấm lớn (I) có hình dạng như minh họa trong Hình 1. Vít kẹp (F) để vít chặt các tấm với nhau và cũng có tác dụng là tấm chặn để ngăn mẫu thử trượt ra khỏi vị trí. Việc thiết kế hàm kẹp phải bảo đảm hai mặt của kẹp luôn song song trong quá trình kẹp mẫu thử. Hàm kẹp trên được chuyển động qua lại bằng motơ trên trục ngang, giảm dần qua góc (A) (22,5 ± 0,5) °, với tần suất (100 ± 5) chu kỳ/min.
5.1.2 Hàm kẹp dưới, được cố định và nằm ngay dưới (phẳng với) hàm kẹp trên và bao gồm một cặp tấm phẳng (B và C) để giữ mẫu thử.
Vị trí của kẹp dưới phải sao cho khoảng cách thẳng đứng (D) giữa thành trên của gờ (G) của kẹp trên và mép trên của kẹp dưới cố định, khi kẹp trên nằm ngang, là (25,0 ± 0,5)mm.
5.1.3 Máy đếm, để biểu thị số chu kỳ.
Kích thước tính bằng milimét
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11544:2016 (ISO 14088:2012) về Da - Phép thử hóa - Phân tích định lượng tác nhân thuộc bằng phương pháp lọc
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11545:2016 (ISO 17489:2013) về Da - Phép thử hóa - Xác định hàm lượng thuộc trong tác nhân thuộc tổng hợp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535-3:2018 (ISO 17226-3:2011) về Da - Xác định hàm lượng formaldehyt - Phần 3: Xác định formaldehyt thoát ra từ da
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13707-3:2023 (ISO 13061-3:2014 WITH AMENDMENT 1:2017) về Tính chất vật lý và cơ học của gỗ - Phương pháp thử dành cho mẫu nhỏ không khuyết tật từ gỗ tự nhiên - Phần 3: Xác định độ bền uốn tĩnh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13853:2023 (ASTM D6401-99 (2020)) về Da - Xác định chất không tannin và tannin trong dung dịch chiết nguyên liệu thuộc da thực vật
- 1Quyết định 4119/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Da do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7115:2007 (ISO 2419 : 2006) về Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11544:2016 (ISO 14088:2012) về Da - Phép thử hóa - Phân tích định lượng tác nhân thuộc bằng phương pháp lọc
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11545:2016 (ISO 17489:2013) về Da - Phép thử hóa - Xác định hàm lượng thuộc trong tác nhân thuộc tổng hợp
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535-3:2018 (ISO 17226-3:2011) về Da - Xác định hàm lượng formaldehyt - Phần 3: Xác định formaldehyt thoát ra từ da
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13707-3:2023 (ISO 13061-3:2014 WITH AMENDMENT 1:2017) về Tính chất vật lý và cơ học của gỗ - Phương pháp thử dành cho mẫu nhỏ không khuyết tật từ gỗ tự nhiên - Phần 3: Xác định độ bền uốn tĩnh
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13853:2023 (ASTM D6401-99 (2020)) về Da - Xác định chất không tannin và tannin trong dung dịch chiết nguyên liệu thuộc da thực vật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11129-1:2018 (ISO 5402-1:2017) về Da - Xác định độ bền uốn - Phần 1: Phương pháp sử dụng máy đo độ đàn hồi
- Số hiệu: TCVN11129-1:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực