Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1048: 2007

ISO 1176: 1985

THỦY TINH - ĐỘ BỀN ĂN MÒN BỞI AXIT CLOHYDRIC Ở 100oC - PHƯƠNG PHÁP PHỔ PHÁT XẠ NGỌN LỬA HOẶC PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

Glass - Resistance to attack by hydrochlohydric acid at 100oC - Flame emission or flame atomic absorption spectrometric method

 

Lời nói đầu

TCVN 1048: 2007 thay thế TCVN 1048: 1988.

TCVN 1048: 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 1776: 1985. TCVN 1048: 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỦY TINH - ĐỘ BỀN ĂN MÒN BỞI AXIT CLOHYDRIC Ở 100oC - PHƯƠNG PHÁP PHỔ PHÁT XẠ NGỌN LỬA HOẶC PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

Glass - Resistance to attack by hydrochlohydric acid at 100oC - Flame emission or flame atomic absorption spectrometric method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phổ phát xạ ngọn lửa (FES) hoặc phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) để xác định hàm lượng oxít kim loại kiềm thôi ra từ bề mặt của dụng cụ thủy tinh khi chịu sự tác động của dung dịch axit clohydric ở 100oC. Hàm lượng oxít kim loại kiềm xác định được là tiêu chuẩn để đánh giá độ bền axit của thủy tinh.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mảnh thủy tinh, thường là ở dạng phẳng, nhưng nếu cần có thể có dạng cong được cắt từ các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh, từ các phần của tấm thủy tinh, ống hoặc phụ tùng hoặc từ một số các dụng cụ khác được sử dụng trong các thí nghiệm hóa học.

Độ bền axit của thủy tinh “dạng sản phẩm”, như là độ bền axit của bề mặt ban đầu được đánh bóng bằng lửa được xác định khi diện tích của bề mặt cắt và các cạnh nhẵn không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt của mẫu thử.

Độ bền axit của thủy tinh “dạng vật liệu” được xác định khi bề mặt ban đầu bị biến đổi do xử lý bằng axit clohydric được mô tả như ở 7.3. Việc xử lý axit sơ bộ này được áp dụng cho tất cả các mẫu thử của thủy tinh boro silicat 3.3 được lấy từ các phần của tấm thủy tinh, ống và phụ kiện.

Sự khác nhau giữa độ bền axit của thủy tinh “dạng sản phẩm” và “dạng vật liệu” trong trường hợp khi dụng cụ được xử lý bề mặt trong hoặc sau khi sản xuất là quan trọng.

3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1046: 2004 (ISO 719: 1985), Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98oC - Phương pháp thử và phân cấp.

TCVN 4851: 1989 (ISO 3696: 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7431: 2004 (ISO 720: 1985) Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 121 0C - Phương pháp thử và phân cấp.

TCVN 7150: 2007(ISO 835: 2007), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ. TCVN 7153: 2002 (ISO 1042: 1985) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức.

TCVN 7154: 2002 (ISO 3819: 1985) D

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1048:2007 (ISO 1176: 1985) về Thủy tinh - Độ bền ăn mòn bởi axit clohydric ở 100 độ C - Phương pháp phổ phát xạ ngọn lửa hoặc phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

  • Số hiệu: TCVN1048:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản