TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2094:1993
SƠN
PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG MÀNG
Paints
Method paint application
Tiêu chuẩn này quy định cách chuẩn bị tấm mẫu, phương pháp gia công màng đối với các loại sơn.
1. Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử
Tiến hành theo TCVN 5669 - 1992
2. Tấm chuẩn để thử
Tiến hành theo TCVN 5670 - 1992
3. Gia công màng
Gia công màng trên mẫu chuẩn đã chuẩn bị theo TCVN 5670 - 1992 bằng phương pháp nhúng, rót, dùng chổi lông quét hoặc dùng máy để phun.
3.1.Tiến hành chỉnh độ nhớt của sơn cần thử để đạt được độ đặc có thể quét được. Dùng chổi lông quét thành lớp mỏng và đều đặn trên nền. Đưa chổi lông nhanh và đều ngang dọc trên tấm mẫu.
3.2. Gia công màng bằng máy phun.
Tiến hành chỉnh độ nhớt của sơn cần thử sao cho có thể phun được. Tiến hành phun thành lớp sơn mỏng và đều đặn cho tới khi đạt tới chiều dày ghi trong tiêu chuẩn và phun sơn không được để chảy theo chiều ngang dọc của tấm mẫu. Hướng phun sơn ra phải vuông góc với bề mặt sơn. Khi đường kính của vòi phun bằng 1,8 mm, áp suất không khí để phun 2,0 - 3,5 at thì khoảng cách từ máy phun đến bề mặt phun không được nhỏ hơn 200mm. Tốc độ di chuyển máy phun dưới 1m/s.
3.3. Gia công màng bằng phương pháp rót.
Rót sơn một cách đều đặn trên bề mặt tấm mẫu. Đặt nghiêng tấm mẫu đã đổ sơn dưới một góc 450 cho lượng sơn dư chảy đi. (Thời gian chảy phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật áp dụng cho sơn).
3.4. Gia công màng bằng phương pháp nhúng
Nhúng tấm mẫu vào bình chứa sơn cần thử, sau đó nâng lêntừ từ và đem treo ở vị trí thẳng đứng cho sơn dư chảy đi và để khô.
3.5. Đối với sơn sấy, chế độ sấy phải theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sơn.
4. Số lớp sơn trong quá trình gia công màng
4.1. Để xác định mầu sắc và hình thức bên ngoài, màng sơn phải được quét phủ kín nền sao cho không nhìn thấy nền bằng cách quét một lớp hoặc nhiều lớp. Để xác định độ tinh khiết của sơn phải phủ sơn lên trên một tấm mỏng thành một lớp theo phương pháp rót.
4.2. Để xác định thời gian khô, độ cứng, độ bền va đập và độ bền uốn của màng sơn phải quét một lớp.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 64TCN 73:1994 về sơn chống bám bẩn
- 2Tiêu chuẩn ngành 64 TCN 74:1994 về sơn chống bám bẩn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bề uốn của màng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2102:1993 về sơn - phương pháp xác định màu sắc
- 5Tiêu chuẩn ngành 22TCN 253:1998 về sơn cầu thép và kết cấu thép - quy trình thi công và nghiệm thu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành 64TCN 73:1994 về sơn chống bám bẩn
- 2Tiêu chuẩn ngành 64 TCN 74:1994 về sơn chống bám bẩn
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bề uốn của màng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2102:1993 về sơn - phương pháp xác định màu sắc
- 5Tiêu chuẩn ngành 22TCN 253:1998 về sơn cầu thép và kết cấu thép - quy trình thi công và nghiệm thu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2094:1993 về sơn - phương pháp gia công màng
- Số hiệu: TCVN2094:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực