Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 527:2002

QUY TRÌNH

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÀ PHÊ CHÈ
(The technical procedure for planting, maintenance and harvesting of Arabica Coffee)

1. PHẠM VI ÁP DỤNG.

Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các vùng trồng cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra. Riêng các tỉnh trồng cà phê chè ở phía Nam đèo Hải Vân, cần có độ cao 800m trở lên so với mặt nước biển với các giống cà phê chè thuần chủng; độ cao trên 400m với giống Catimor và các giống lai khác, có thời kỳ khô hạn ngắn và nhiệt độ thấp vào sau thời kỳ thu hoạch.

2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

- TCVN 4334-2001 (ISO 3509-1989):  Cà phê và các sản phẩm của cà phê, thuật ngữ và định nghĩa.

- 10TCN 84-87 : Quy trình kỹ thuật trồng cà phê.

- 10TCN 97-88 : Cà phê quả tươi.

- 10TCN 98-88 : Quy trình kỹ thuật chế biến cà phê.

3. MỤC TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT

Thời kỳ kiến thiết cơ bản  : 3 năm ( 1 năm trồng, 2 năm chăm sóc)

 Năng suất bình quân trong suốt thời kỳ kinh doanh.

    Trên đất nâu đỏ bazan và  đất đá vôi :  2.0-2.5 tấn nhân/ha

    Trên các loại đất khác                       : 1.5-2.0 tấn nhân/ha.

4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

4.1 trồng mới.

4.1.1 Thời vụ trồng.

Thời vụ trồng cà phê tuỳ thuộc vào khí hậu thời tiết  từng vùng, bắt đầu vào đầu mùa mưa và kết thúc trước mùa khô 2-3 tháng.

- ở các tỉnh Tây Nguyên : Từ 15/5 đến 15/8.

- Các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ : Từ 15/8 đến hết tháng 10.

- Các tỉnh phía Bắc từ đèo Hải vân : Từ 15/7 đến hết tháng 9 và có thể trồng vào tháng 3-4 nếu có cây giống.

4.1.2 Đất trồng.

Các loại đất bazan, đất poocphia, đất đá vôi, đất granít, gnei, đất phiến thạch sét, phù sa cổ..., có tầng đất dày trên 70cm, thoát nước tốt, mực nước ngầm nằm sâu cách mặt đất trên 100cm; đất có độ dốc dưới 200, độ xốp trên 60%, lớp đất mặt 0-30cm, có hàm lượng hữu cơ tối thiểu 2,5%, độ chua pHKCL 4,5-6 đều trồng được cà phê chè. Trong thực tế thì đất bazan, đất đá vôi và độ dốc dưới  8 0 là thích hợp nhất.

Đất từ các  vườn cây bạch đàn, keo tai tượng, vườn cây ăn quả lâu năm hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi hoặc bị bệnh thối rễ phải thanh lý thì phải xử lý đất bằng các biện pháp khai hoang, cày bừa, rà rễ, gieo trồng cây phân xanh họ đậu, cây đậu đỗ ăn hạt từ 2-3 vụ vùi thân lá vào đất để cải tạo đất, xử lý vôi, thuốc diệt trừ nấm bệnh kiểm tra tuyến trùng, rệp sáp và các loại nấm bệnh trước lúc trồng cà phê.

Đất đã bị thoái hoá (trồng cây ngắn ngày không có hiệu quả) thì phải bón nhiều phân hữu cơ, hoặc phải cải tạo đất bằng gieo trồng cây họ đậu có bón thêm phân hoá học (20N- 30P2O5/ha) thân lá vùi vào đất liên tục trong 2-3 vụ.

4.1.3 Thiết kế vườn cây

- Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt, cần thiết kế thành từng khoảnh 10-15 ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra thành từng lô khoảng 1ha (50x200m)

- Nếu khu đất hẹp, địa hình phân cách mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình

- Xung quanh khoảnh nên có đường vận chuyển rộng 4-5m.

    - Giữa các lô tuỳ theo địa hình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 527:2002 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê, chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN527:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 04/06/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản