Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 142:2006

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG THẢO QUẢ

1. QUY ĐỊNH CHUNG.

1.1. Nội dung, mục tiêu

Quy trình này quy định những nguyên tắc, nội dung và yêu cầu kỹ thuật trồng thảo quả để lấy quả, từ khâu xác định điều kiện gây trồng, sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ đến khâu thu hái, sơ chế và bảo quản quả thảo quả.

1.2. Đối tượng, phạm vi

Quy trình này áp dụng cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu trồng Thảo quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

2. ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

2.1.Khí hậu: Thảo quả thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới núi cao.

- Nhiệt độ trung bình năm: 150C-200C.

- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 90C.

- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 200C.

- Lượng mưa trung bình năm: trên 1.800 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình: trên 85%.

- Số ngày có sương mù: trên 150 ngày/năm.

2.2.Địa hình và đất đai:

- Độ cao từ 1.000-2.000 m so với mực nước biển.

- Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có màu xám đen, hàm lượng mùn trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, chua yếu (pH từ 4,2 - 5,3).

2.3. Thực bì:

Thảo quả trồng thích hợp ở dưới tán rừng trồng, rừng tự nhiên, có nhiều cây gỗ lá rộng, thường xanh che bóng, chiều cao vút ngọn trung bình trên 8 m, chiều cao dưới cành trung bình trên 5 m, độ tàn che 0,4 - 0,6.

3. SẢN XUẤT CÂY GIỐNG

3.1. Sản xuất cây giống từ hạt

3.1.1. Hạt giống

- Hạt giống được thu hái từ khóm cây mẹ từ 7-10 tuổi, có 5-10 nhánh, cây sinh trưởng phát triển tốt, có chiều cao trung bình trên 2m, thân khí sinh mập, các cây trong khóm sai quả (từ 25 quả/chùm trở lên), năng suất ổn định.

- Thời gian thu hái: Quả chín từ tháng 10 đến tháng 11, khi vỏ quả chuyển từ màu vàng sang màu nâu đỏ hay nâu xám.

- Chọn quả to, đều, có đường kính quả trên 2,5 cm.

- Sau khi thu hái, quả được tách bỏ vỏ, chà sát cho sạch lớp áo xơ của hạt, chọn hạt chắc. Hạt sau khi chế biến tốt nhất là đem gieo ngay. Nếu không gieo ngay, có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C - 80C hoặc ủ cả quả trong đất hoặc cát ẩm với tỷ lệ 1 hạt/3 cát, để ở nơi râm mát trong thời gian không quá 3 tháng.

3.1.2. Vườn ươm và làm đất

1).Chọn địa điểm lập vườn ươm:

- Nơi lập vườn ươm có Điều kiện khí hậu, đất đai tượng tự như điều kiện gây trồng (mục 2), thông thoáng, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, gần hiện trường trồng rừng, thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ.

- Có thể lập vườn ươm nhỏ, tạm thời ngay trong rừng trồng thảo quả hoặc ngoài rừng.

2). Chuẩn bị đất gieo :

- Luống gieo rộng 1,0 m, dài tuỳ điều kiện cho phép, cao 15-20 cm, rãnh luống rộng 35 - 40cm.

- Đất trên mặt luống được cuốc sâu khoảng 20 cm, đập đất nhỏ đường kính dưới 5mm, làm sạch cỏ, loại bỏ các tạp vật, trộn đều với phân chuồng hoai (liều lượng 1kg/1m2 ) và phân NPK tỷ lệ 5.10.5 hoặc 10.10.5 (liều lượng 80 gam/1m<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 142:2006 về quy trình kỹ thuật trồng thảo quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 04TCN142:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 29/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản