QUI TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÂY CÓ MÚI Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
The technical procedure for planting, caring, harvesting of citrus in South part
1. Phạm vi áp dụng:
Qui trình này áp dụng cho cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi...) được nhân giống bằng phương pháp ghép và trồng ở các tỉnh từ Quảng Nam- Đà Nẳng trở vào phía Nam.
2.1. Nhiệt độ:
Cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-29° C, ngừng sinh trưởng dưới 13°C và chết -5°C.
2.2. ánh sáng:
Cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ) khi thành lập vườn cần trồng cây che nắng hướng Đông - Tây.
2.3. Nước:
Cây có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả, nhưng không có khả năng chịu úng. ẩm độ đất thích hợp nhất là70- 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3 g/lít nước.
2.4. Đất đai:
Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, độ chua pHKCl từ 5,5-7, có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn 3,0%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.
3.1. Đào mương lên líp:
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cần phải đào mương lên líp để xả phèn và nâng cao tầng canh tác: mương rộng 1-2 m, líp rộng 6-7 m. Vùng đất cao phải chọn nơi có nguồn nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô.
3.2. Trồng cây chắn gió và bờ bao:
Cây mít, xoài, dừa... được trồng thẳng góc với hướng gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh và làm giảm thiệt hại của gió bão. Vùng ĐBSCL thường có lũ vào tháng 9 -11 dương lịch, cần đắp bờ bao để bảo vệ cây trồng.
3.3. Khoảng cách trồng:
Tùy theo giống và loại đất để bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp. Cây cam sành là 3 m x 4 m; quýt tiều là 4 m x 5 m, chanh 3 m x 3 m và bưởi 5 x 6 m.
3.4. Trồng cây che mát:
Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ, nên trồng các cây như: cây cóc, mận, mãng cầu, so đũa, cau, tràm... để che mát cho cây có múi. Cây che mát thường được trồng xen giữa hai hàng cây có múi hoặc trồng dọc theo mương.
Tùy vùng đất và nhu cầu tiêu thụ của thị trường để chọn giống trồng cho thích hợp. Vùng ĐBSCL nên trồng cam sành, quýt tiều, quýt đường, bưởi da xanh, bưởi năm roi.... .Vùng miền Đông, Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên trồng bưởi đường lá cam, bưởi thanh trà, bưởi đường da láng...
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
5.1. Thời vụ trồng:
Trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa.
- ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng thường từ tháng 6-7.
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, bắt đầu trồng thường vào tháng 8 - 9
5.2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:
- Vùng ĐBSCL: Nên làm mô (ụ đất) trước khi trồng ít nhất 4 tuần, đất làm mô trồng thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 40 cm-60 cm và đường kính 80 cm-100 cm, giữa mô đất sẽ đào hố có kích thước nhỏ hơn để trồng cây. Trộn đều đất mặt với 20-30kg phân chuồng hoai 1kg phân super lân và 0,5kg vôi cho vào hố. Khi trồng, dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa hố đ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 446:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 448:2001 về quy trình kỹ thuật sản xuất dưa chuột an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 449:2001 về Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dâu lai F1 trồng bằng hạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10TCN 480:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 04TCN 141:2006 về quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 04TCN 142:2006 về quy trình kỹ thuật trồng thảo quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 527:2002 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê, chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 120/2001/QĐ-BNN tiêu chuẩn về cây ăn quả do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 446:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 448:2001 về quy trình kỹ thuật sản xuất dưa chuột an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 449:2001 về Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây dâu lai F1 trồng bằng hạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10TCN 480:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 04TCN 141:2006 về quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 04TCN 142:2006 về quy trình kỹ thuật trồng thảo quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 527:2002 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê, chè do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 481:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây có múi ở các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN481:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 21/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định