Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 696/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 02 tháng 7 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016” bao gồm các nội dung sau đây:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHỮNG NĂM QUA.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; các cấp, các ngành và các đoàn thể đã tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở các ngành, các cấp và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là người dân ở nông thôn.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung triển khai, định hướng rõ nội dung pháp luật cần tuyên truyền trong từng giai đoạn cụ thể bám sát các chủ trương, chính sách của tỉnh, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và nhu cầu thực tế đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng. Sự định hướng đúng và phù hợp đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với đặc điểm, đối tượng, địa bàn để đưa pháp luật thực sự đến với cán bộ và nhân dân. Những hình thức truyền thống như: tuyên truyền miệng, toạ đàm, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, thi tìm hiểu pháp luật, trả lời, giải đáp pháp luật, phóng sự phản ánh, sinh hoạt câu lạc bộ … được thực hiện có hiệu quả, phong phú, sáng tạo về hình thức và nội dung. Công tác biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền đạt được những kết quả tích cực với việc đa dạng hoá các loại tài liệu, tăng cường in ấn các tờ gấp, tờ rơi, sách pháp luật bỏ túi với nội dung đơn giản dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng. Việc khai thác hoạt động của Tủ sách pháp luật tại các huyện, thành phố và 116 xã, phường, thị trấn của tỉnh được duy trì thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý tiếp tục được phát huy. Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện nhiều đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở cho cán bộ, nhân dân về lĩnh vực khiếu nại, kiến nghị giải đáp thắc mắc trong đền bù, thu hồi đất, liên quan đến quyền lợi của nông dân, tổ chức hoà giải thành các vụ việc ly hôn, mâu thuẫn trong gia đình và tranh chấp đất đai và các vụ việc khác.
2. Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2.1. Tổ chức cán bộ tham mưu về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Ở cấp tỉnh:
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm chú trọng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và được củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012. Đến nay, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh có 25 thành viên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các Sở, ban, ngành. Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của tỉnh hiện có 57 người là cán bộ chủ chốt các Sở, ban, ngành; cán bộ, công chức pháp chế của các sở, ngành.
b) Ở các huyện, thành phố:
Theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đã thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp mình do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng và Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể của huyện, thành phố để triển khai công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên từng lĩnh vực cụ thể. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện hiện có 168 người, đội ngũ này thường xuyên được kiện toàn, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
c) Ở xã, phường, thị trấn:
Để đảm bảo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; 116 xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch là thành viên thường trực.
Đội ngũ cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn có 116 người trong đó đa phần cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý, đội ngũ báo cáo viên pháp luật có 350 người, tổng số tuyên truyền viên xã, phường, thị trấn là 232 người, bình quân 02 người/1 xã, phường, thị trấn, bao gồm cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn và cán bộ của các tổ chức như Mặt trận, Bộ chỉ huy Quân sự, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân làm công tác tuyên truyền pháp luật nhưng trên thực tế ở xã, phường, cán bộ Tư pháp và Mặt trận là lực lượng chủ yếu tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Ở Tổ dân phố, thôn, xóm:
Tổ chức hoạt động hòa giải cơ sở tại các xã, phường, thị trấn hiện có 1303 tổ hòa giải với 8.556 hoà giải viên (100% các thôn, xóm, tổ dân phố, khu phố đã thành lập Tổ hoà giải), mỗi tổ hòa giải gồm 3 đến 5 hòa giải viên do Trưởng ban Mặt trận hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn làm tổ trưởng. Thông qua hoạt động hòa giải đã góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân.
2.2. Hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu.
a) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt các cấp:
Giúp cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành nắm vững và vận dụng đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn công tác. Thời gian qua việc triển khai phương pháp này chưa kịp thời, thường xuyên. Mặt khác, hình thức này hạn chế đối tượng nếu không có các bước triển khai tiếp theo thì việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật vẫn không đến được với cán bộ, công chức và người dân.
b) Hình thức phổ biến trên các phương tiện thông tin tại xã, phường, thị trấn:
Phần lớn các xã, phường trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển hệ thống truyền thanh nên phương pháp này đã phát huy được tác dụng. Còn ở một số xã do hệ thống truyền thanh còn hạn chế nên việc sử dụng phương pháp này chưa đạt hiệu quả.
c) Hoạt động trợ giúp pháp lý: Đây là hình thức tuyên truyền rất cơ động có thể áp dụng cho các xã xa trung tâm. Hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động chủ yếu tập trung vào việc giải đáp pháp luật tại chỗ cho nhân dân. Hiện nay mỗi huyện có từ 4 đến 6 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, nhưng lực lượng cộng tác viên này chưa phát huy được khả năng trợ giúp cho nhân dân. Việc trợ giúp cho người dân chủ yếu do cộng tác viên thường trực của Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, do vậy tỷ lệ người dân được giải đáp, tuyên truyền pháp luật chưa cao.
d) Việc phát hành Bản tin Tư pháp và các tài liệu pháp luật chưa phát huy được hiệu quả, chủ yếu mới chỉ phát đến Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn còn nhân dân ở các tổ dân phố, thôn, vùng xa trung tâm vẫn chưa có điều kiện tiếp cận. Hiệu quả của việc khai thác tủ sách pháp luật chưa cao, việc đọc sách báo chưa thành ý thức, nề nếp trong nhân dân.
đ) Giáo dục pháp luật trong trường học: Thực hiện theo Chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên còn hạn chế như: số lượng các đợt tuyên truyền, phổ biến ít; chất lượng còn hạn chế; phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng.
3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3.1. Một số tồn tại, hạn chế:
Trong những năm qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế như:
- Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tuy có nhiều đổi mới song chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, nhất là ở cấp cơ sở. Hình thức triển khai chủ yếu là tổ chức hội nghị, in phát tài liệu, thông qua hệ thống bản tin, các trang mạng điện tử. Các hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Một số nơi còn nặng về hình thức, chưa chú trọng hiệu quả. Thời lượng và chất lượng thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chỉ đạo tổng kết nhân rộng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật tốt tại cơ sở còn ít.
- Nguồn nhân lực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp còn thiếu về số lượng, trình độ, chuyên môn còn hạn chế do chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên.
- Chất lượng, hiệu quả công tác chưa đồng đều, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Việc xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động ở một số ngành, đoàn thể và địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Tính chủ động trong việc triển khai thực hiện còn thấp, phụ thuộc, trông chờ vào sự chỉ đạo, kế hoạch của cấp trên.
- Kinh phí dành cho công tác còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
3. 2. Nguyên nhân chủ quan:
- Một số cơ quan, đơn vị chưa xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nên còn thụ động và thiếu sự phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức, thực hiện. Một số cơ quan, đơn vị việc phổ biến, giáo dục pháp luật mới dừng lại ở việc triển khai, quán triệt trong cán bộ, công chức ở cơ quan mình, chưa triển khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn theo thành tích; hình thức tuyên truyền mới chưa sáng tạo; đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở địa phương còn hạn chế về kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao.
- Việc đầu tư kinh phí thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là ở cơ sở. Công tác tham mưu của các cơ quan, đơn vị thiếu chủ động, chưa thường xuyên kịp thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa được quan tâm, chậm đổi mới.
3.3. Nguyên nhân khách quan:
- Việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ cùng một thời điểm, trong khi điều kiện nhân lực, nguồn kinh phí có hạn. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, chưa sát thực tiễn, số lượng văn bản quy phạm pháp luật nhiều, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, nhiều luật đã có hiệu lực pháp luật nhưng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành chưa được thường xuyên truyền tải kịp thời đến cho người dân để nắm bắt các chủ trương, chính sách của nhà nước làm hạn chế việc thực hiện trên thực tế.
- Cơ chế hoạt động còn bất cập. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động liên quan đến tất cả các ngành, địa phương và toàn bộ đời sống xã hội, song trong quá trình triển khai và phối hợp thực hiện còn khó khăn và vướng mắc. Tổ chức thi hành pháp luật thiếu chặt chẽ, ý thức một bộ phận công dân trong chấp hành pháp luật còn hạn chế, cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
- Tiếp tục thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, tình trạng khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2016 có từ 80% - 90% người dân được tiếp cận pháp luật và biết được những lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân; đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được thông tin, truyên truyền, có điều kiện tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật mới do Trung ương và địa phương, ban hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới do Trung ương và địa phương ban hành.
- Tiếp tục củng cố về số lượng, nâng cao chất lượng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo ít nhất mỗi năm một lần lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Đổi mới căn bản, đa dạng hoá về nội dung, hình thức, đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động cho cán bộ, nhân dân giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan để đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp.
- Tiếp tục duy trì các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang có hiệu quả; đồng thời, đổi mới, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng để nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng thí điểm một số đơn vị triển khai thực hiện Đề án sau đó nhân ra diện rộng. Khai thác có hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát huy tác dụng, có sáng tạo, đổi mới trong phương thức thực hiện; lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cần tập trung thực hiện một số công việc trước mắt, đồng thời chú trọng thực hiện các giải pháp lâu dài.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Toàn thể Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân, lực lượng vũ trang và học sinh, sinh viên cư trú, sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào đội ngũ cán bộ, Đảng viên, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, nhân dân, tuyên truyền viên, hòa giải viên, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn; các chức sắc, chức việc các tôn giáo.
2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Xây dựng Chỉ thị của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phối hợp giữa UBND tỉnh với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong việc triển khai kế hoạch phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển của đất nước” theo Quyết định số 1063/QĐ-BTP ngày 09/5/2013 của Bộ Tư pháp.
- Ban hành văn bản triển khai “Ngày pháp luật” trên địa bàn.
- Kiện toàn, củng cố hoạt động Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp theo Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Hướng dẫn về việc triển khai chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở theo Quyết định 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
* Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
* Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
* Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2013; các năm tiếp theo căn cứ vào các văn bản của Trung ương và tình hình thực tế địa phương.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Nội dung:
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện và Tuyên truyền viên pháp luật, Hoà giải viên ở xã, phường, thị trấn đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hoà giải cơ sở.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên cơ sở.
- Rà soát, đánh giá về chất lượng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên cơ sở; công nhận và cấp thẻ báo cáo viên pháp luật theo quy định của Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2010/TT-BTP quy định về Báo cáo viên pháp luật (sau khi Thông tư này được ban hành).
b) Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ.
c) Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp huyện; cấp xã.
d) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4.1. Đổi mới, đa dạng hoá hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, hỏi đáp pháp luật phát sóng hàng tuần trên hệ thống Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, loa truyền thanh cơ sở, các chuyên mục trên Báo Hà Nam để tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa nội dung giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương mới ban hành vào sinh hoạt hàng tháng của các Chi bộ.
- Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tới các khu dân cư, đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 02 - 212 về “xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì.
- Tiếp tục duy trì các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác như: Tổ chức hội nghị tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động hướng về cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
- Lựa chọn các hình thức khác phù hợp với từng nhóm đối tượng, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả.
4.2. Các nội dung, đối tượng trọng tâm cần triển khai:
a) Nội dung trọng tâm triển khai:
* Tiếp tục triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung:
Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam (9 tháng 11) hàng năm đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân, tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. đặc biệt là tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương hàng tháng, quý đưa nội dung giới thiệu các văn bản quy pháp phạm luật mới ban hành vào hoạt động sinh hoạt chuyên đề; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân như: Đất đai, chế độ chính sách, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dự bị động viên…
- Các hình thức: căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và địa phương, ngày pháp có thể được tổ chức dưới các hình thức như mít tinh, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề; thi tìm hiểu pháp luật (gắn trực tiếp với các đối tượng); tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, sân khấu hoá; các hình thức khác phù hợp.
- Thời gian thực hiện: 1 lần/tháng (đánh giá thực hiện: tháng 11 hàng năm).
* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Chương trình xây dựng nông thôn mới:
- Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về Chương trình xây dựng Nông thôn mới:
Các cơ chế, chính sách của Trung ương về xây dựng nông thôn mới như:
+ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
+ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
+ Quyết định số 673/QÐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số Chương trình, Đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Các văn bản quy phạm pháp luật khác về nông thôn mới do địa phương ban hành như.
+ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
+ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
+ Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011.
+ Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phát huy và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với quê hương trong xây dựng nông thôn mới.
+ Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 8 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011, Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012, Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 21/01/2013.
+ Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành “Quy định tạm thời phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam”.
+ Các chính sách về dồn điền, đổi thửa, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Các cơ chế, chính sách về giao thông, thủy lợi, môi trường liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới.
+ Cử Báo cáo viên tuyên truyền trực tiếp các cơ chế, chính sách về xây dựng làng văn hóa, hương ước, quy ước, dân chủ cơ sở; các quy định khác liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn; các sở, ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Quý IV năm 2013.
+ Tiếp tục triển khai từ năm 2014 đến năm 2016.
* Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tội phạm, tệ nạn mại dâm, ma túy, HIV/AIDS.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến:
+ Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật phòng, chống mại dâm; Luật phòng, chống buôn bán người; Luật phòng cháy, chữa cháy; Luật thi hành án hình sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật phòng, chống ma túy; Luật phòng, chống HIV/AIDS; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Y tế, Sở giao thông vận tải, Toà án nhân dân tỉnh, các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: 2013-2016.
* Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 1585/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016.
- Nội dung:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng...
+ Nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
+ Nội dung cơ bản của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng của các Bộ, Ban, ngành Trung ương.
- Hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, thời gian thực hiện (theo Kế hoạch số 1585/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011).
- Thời gian thực hiện:
+ Quý III, IV năm 2013.
+ Tiếp tục triển khai từ năm 2014 đến năm 2016.
b) Đối tượng trọng tâm triển khai:
* Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
- Nội dung:
+ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.
+ Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc; UBND các huyện, thành phố.
+ Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chuyên ngành.
Cơ quan chủ trì:
Sở Tư pháp: đối với Luật xử lý vi phạm hành chính.
Các Sở, ngành: đối với Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý.
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật khác đã được Quốc hội thông qua và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành.
Nội dung:
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật có hiệu lực trong năm 2013 như:
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giám định Tư pháp; Bộ luật lao động (sửa đổi); Luật phòng chống tác hại thuốc lá; Luật Biển Việt Nam; Luật Giáo dục đại học; Luật Giá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật Công đoàn; Luật sửa đổi, một số điều của Luật quản lý thuế, Luật Hợp tác xã…
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật đã được Quốc hội thông qua và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong giai đoạn tiếp theo.
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Cơ quan chủ trì:
+ Sở Tư pháp;
+ Các Sở, ban, ngành: Văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực do Sở, ngành quản lý.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 7 năm 2013 đến năm 2014 tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực trong năm 2013, 2014.
+ Giai đoạn 2: Tiếp tục tuyên truyền thực hiện: 2015-2016
* Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1604/KH-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, căn cứ Kế hoạch số 1604/KH-UBND chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tập trung vào các nội dung sau:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại địa bàn cư trú.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong trường học.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong các cơ sở dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Thời gian thực hiện:
+ Quý III, IV năm 2013, năm 2014.
+ Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2015: tổ chức kiểm tra, tổng kết đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trên toàn địa bàn tỉnh.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện năm 2016.
* Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với người lao động, người sử dụng lao động.
- Nội dung:
+ Bộ luật Lao động sửa đổi; Bộ luật Dân sự, Luật thuế thu nhập cá nhân; Luật doanh nghiệp, Luật thương mại; Luật đầu tư; Luật cạnh tranh; Luật phá sản doanh nghiệp; Luật bảo vệ môi trường; Luật bảo hiểm xã hội.
+ Các văn bản khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Giai đoạn 1: Quý III năm 2013 đến 2015.
+ Giai đoạn 2: 2015 đến 2016.
* Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lực lượng vũ trang.
- Nội dung:
Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới như: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật biên giới quốc gia, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, Luật nghĩa vụ Quân sự, Luật dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên, các Nghị định của Chính phủ về Khu vực phòng thủ, các văn bản pháp luật về Công an nhân dân; lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự; cư trú; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý vi phạm hành chính…
- Thời gian thực hiện:
+ Giai đoạn 1: Từ quý III năm 2013-2015.
+ Giai đoạn 2: 2015-2016.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, đặc biệt là cấp ủy cơ sở trong việc thực hiện Đề án được thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở từng cấp trong công tác phối hợp chỉ đạo từ tỉnh xuống cơ sở. Tổ chức thực hiện tốt các Đề án của Trung ương, của tỉnh đến cơ sở. Tăng cường tính chủ động phối hợp giữa các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, thống nhất công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào ở thôn, xóm, tổ dân phố từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, tăng cường giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình, trong cộng đồng và xã hội.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật phải kết hợp với việc tổ chức thực hiện chấp hành pháp luật ở từng cơ quan, đơn vị, tổ dân phố, thôn, xóm ở mỗi gia đình và dòng họ. Gắn công tác tuyên truyền pháp luật phục vụ có hiệu quả các phong trào do tỉnh; huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp đề ra.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
2.1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể; Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ theo Đề án.
- Chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các cấp phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện hiệu quả Đề án; kiểm tra theo dõi, đánh giá tổng kết thực hiện Đề án.
2.2. Sở Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh):
- Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, hoàn thiện thể chế đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyên viên pháp luật, hoà giải viên cơ sở; hằng năm, tổ chức đạo tạo, tập huấn về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn nội dung, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương mới ban hành để đưa vào sinh hoạt hàng tháng của các Chi bộ.
- Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh biên soạn nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức chuyên trang, chuyên mục, hỏi đáp pháp luật trên hệ thống Đài phát thanh và truyền hình tỉnh.
- Định kỳ hàng năm tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực trong công tác tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng điều phối hoạt động của các thành viên trong tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc các thành viên thực hiện Đề án để kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
- Tăng cường chỉ đạo xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật ở cơ quan, trường học và ở xã, phường nhằm phục vụ cho việc nâng cao hiệu lực quản lý chính quyền cơ sở, nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân.
- Biên soạn, in ấn phát hành đầy đủ kịp thời các loại tài liệu hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, Bản tin Tư pháp của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh phục vụ cho các đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật của tỉnh, huyện; xã, phường và cán bộ, nhân dân.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Sở, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ của mình theo nội dung của Đề án.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, nhiệm vụ do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND cấp huyện, cấp xã để triển khai Đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2.3. Sở Nội vụ: phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức rà soát, đánh giá, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho lực lượng Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở.
2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chương trình về xây dựng nông thôn mới; các chính sách pháp luật cho người dân nông thôn.
2.5. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng vũ trang, thanh niên, học sinh, sinh viên.
2.6. Thanh tra tỉnh: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tiếp tục tổ chức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường.
2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2.8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
2.9. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở, ngành liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin của các Sở, ngành; chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí.
2.10. Sở Tài chính:
- Bố trí ngân sách hàng năm cho các sở, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Đề án này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; bảo đảm cân đối ngân sách phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Bố trí kinh phí cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Sở Tư pháp để triển khai nhiệm vụ theo Đề án.
2.11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng chuyên trang, chuyên mục, hỏi đáp pháp luật và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
2.12. Báo Hà Nam: tăng nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trên chuyên trang của Báo Hà Nam.
2.13. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, đồng thời chỉ đạo xây dựng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật để thực hiện công tác giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao ý thức của cán bộ chiến sỹ và nhân dân trong việc gìn giữ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân.
2.14. Công an tỉnh:
- Tổ chức quán triệt; phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân. Kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của Công an tỉnh để thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong việc gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL về lĩnh vực an ninh, trật tự. Trọng tâm là các văn bản QPPL về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm ma túy, mua bán người, phòng chống HIV/AIDS, pháp luật về thi hành án hình sự.
2.15. Đề nghị Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Sở Tư pháp đưa nội dung giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương mới ban hành vào sinh hoạt của các chi bộ Đảng.
2.16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với các ngành có liên quan và các đoàn thể quần chúng tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 02 -212 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì. Triển khai quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền khi Bộ chính trị ban hành; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm ma tuý, cải tạo, giáo dục, cảm hóa người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống ma tuý...
2.17. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác:
- Trên cơ sở Đề án và tình hình thực tế, các Sở, ngành, đoàn thể chủ động xây dựng Chương trình, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm để triển khai ở cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm chính trong phổ biến, thông tin, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp do ngành phụ trách; phối hợp Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các cấp triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân, hội viên, đoàn viên; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động ở các ngành, đơn vị.
- Tiến hành kiểm tra, sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện hàng quý, hàng năm; thông báo cho Sở Tư pháp kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.18. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiện toàn mạng lưới tổ chức tại địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất; tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện Đề án này phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên cơ sở, các tổ hòa giải, phát triển hệ thống loa truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch hằng năm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án ở địa phương mình.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo số lượng và chất lượng của đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
- Đảm bảo kinh phí triển khai Đề án của cấp huyện, cấp xã.
2.19. Các thành viên của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật: căn cứ đặc điểm, tình hình, chức năng của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho cán bộ của ngành; tham gia chỉ đạo hướng dẫn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật theo ngành từ tỉnh xuống cơ sở.
Đề án được thực hiện từ tháng 7 năm 2013-2016.
- Sơ kết thực hiện: năm 2015.
- Tổng kết thực hiện Đề án năm 2016.
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn hỗ trợ khác; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành.
- Các sở, ngành căn cứ nội dung, tiến độ thực hiện của từng Đề án và chế độ chi tiêu hiện hành để xây dựng dự toán kinh phí, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của sở, ngành gửi Sở Tài chính tổng hợp chung.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã bố trí kinh phí triển khai Đề án ở cấp huyện, cấp xã.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có vướng mắc phát sinh, các Cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án đúng tiến độ và có chất lượng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 15/2013/CT-UBND tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2013-2016
- 3Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định số 731/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016
- 5Kế hoạch 386/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Kế hoạch 410/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Quốc phòng 2005
- 3Luật Thương mại 2005
- 4Luật Đầu tư 2005
- 5Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 6Luật Doanh nghiệp 2005
- 7Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 8Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 9Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 10Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 11Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 12Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Bộ Luật Hình sự 1999
- 14Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 15Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 16Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 17Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 18Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 19Luật Đất đai 2003
- 20Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 21Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 22Luật Phá sản 2004
- 23Luật cạnh tranh 2004
- 24Luật An ninh Quốc gia 2004
- 25Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 26Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- 27Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 28Luật giao thông đường bộ 2008
- 29Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 31Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 32Thông tư liên tịch 73/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 33Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Luật thi hành án hình sự 2010
- 35Thông tư 18/2010/TT-BTP quy định về Báo cáo viên pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 36Quyết định 673/QĐ-TTg năm 2011 về Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 37Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 38Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Quyết định 04/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND
- 40Kết luận 04/KL-TW kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 41Luật Công đoàn 2012
- 42Bộ Luật lao động 2012
- 43Luật giá 2012
- 44Luật giáo dục đại học 2012
- 45Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
- 46Luật giám định tư pháp 2012
- 47Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 48Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 49Luật biển Việt Nam 2012
- 50Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 51Luật hợp tác xã 2012
- 52Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
- 53Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 54Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 55Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
- 56Chỉ thị 15/2013/CT-UBND tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 57Quyết định 1063/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch triển khai Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013 - 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 58Quyết định 24/2013/QĐ-UBND điều chỉnh quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND, 04/2012/QĐ-UBND, 06/2013/QĐ-UBND
- 59Quyết định 27/2013/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 60Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2013-2016
- 61Chỉ thị 10/2013/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 62Quyết định 585/QĐ-UBND năm 2012 về củng cố, kiện toàn Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Hà Nam
- 63Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2012 về phát huy và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với quê hương trong xây dựng nông thôn mới do tỉnh Hà Nam ban hành
- 64Kế hoạch 1585/KH-UBND năm 2011 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016" trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 65Kế hoạch 1604/KH-UBND tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 66Quyết định số 731/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016
- 67Kế hoạch 386/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 68Kế hoạch 410/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định số 696/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 696/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra