Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 977/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (CÁC CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY)

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-UBDT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-UBDT ngày 09/10/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Biên bản họp ngày 21/11/2023 của Hội đồng thẩm định cấp Bộ chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ (Các chuyên đề giảng dạy);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Học viện Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Các chuyên đề giảng dạy).

(Có chương trình kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Học viện Dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Các TT, PCN (để biết);
- Lưu: VT, TCCB, HVDT(10).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Nông Thị Hà

 

DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH

(Danh sách bộ, ngành phát hành văn bản).

Stt

Các bộ, ngành

Ghi chú

I

Các bộ

1

Bộ Quốc phòng

 

2

Bộ Công an

 

3

Bộ Ngoại giao

 

4

Bộ Tư pháp

 

5

Bộ Tài chính

 

6

Bộ Công Thương

 

7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

10

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

12

Bộ Nội vụ

 

13

Bộ Khoa học và Công nghệ

 

14

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

15

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

16

Bộ Y tế

 

17

Bộ Giao thông vận tải

 

II

Cơ quan ngang bộ

1

Văn phòng Chính phủ

 

2

Thanh tra Chính phủ

 

3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

III

Cơ quan thuộc Chính phủ

1

Đài Truyền hình Việt Nam

 

2

Đài Tiếng nói Việt Nam

 

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

 

4

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

 

IV

Cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

1

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Danh sách gồm: 25 bộ, ngành./.

 

DANH SÁCH UBND CÁC TỈNH, TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(Danh sách tỉnh, thành phố phát hành văn bản).

Stt

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ghi chú

1

An Giang

 

2

Bạc Liêu

 

3

Bắc Giang

 

4

Bắc Kạn

 

5

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

6

Bình Định

 

7

Bình Phước

 

8

Bình Thuận

 

9

Cao Bằng

 

10

Cà Mau

 

11

Cần Thơ

 

12

Đắk Lắk

 

13

Đắk Nông

 

14

Điện Biên

 

15

Đồng Nai

 

16

Gia Lai

 

17

Hà Giang

 

18

Hà Tĩnh

 

19

Hà Nội

 

20

Hậu Giang

 

21

Hòa Bình

 

22

Hồ Chí Minh

 

23

Khánh Hòa

 

24

Kiên Giang

 

25

Kon Tum

 

26

Lai Châu

 

27

Lào Cai

 

28

Lạng Sơn

 

29

Lâm Đồng

 

30

Long An

 

31

Nghệ An

 

32

Ninh Bình

 

33

Ninh Thuận

 

34

Phú Thọ

 

35

Phú Yên

 

36

Quảng Bình

 

37

Quảng Nam

 

38

Quảng Ngãi

 

39

Quảng Ninh

 

40

Quảng Trị

 

41

Sóc Trăng

 

42

Sơn La

 

43

Tây Ninh

 

44

Thanh Hóa

 

45

Thái Nguyên

 

46

Thừa Thiên - Huế

 

47

Trà Vinh

 

48

Tuyên Quang

 

49

Vĩnh Long

 

50

Vĩnh Phúc

 

51

Yên Bái

 

Danh sách gồm: 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 4 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (CÁC CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY)
(Ban hành theo Quyết định số 977/QĐ-UBDT ngày 19/12/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Công chức, viên chức trực tiếp tham gia, theo dõi về công tác dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Công chức, viên chức tham mưu, theo dõi và thực hiện nhiệm vụ về công tác dân tộc ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức làm việc ở các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã; cán bộ không chuyên trách ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các lực lượng Công an, quân đội, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Trang bị, cập nhật kiến thức về dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa của công tác dân tộc; nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với quá trình giải quyết vấn đề dân tộc, thực hiện công tác dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương trình này, học viên:

- Nắm vững kiến thức chung, khái quát về các dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc; củng cố, nâng cao, cập nhật kiến thức về tình hình dân tộc, công tác dân tộc, kết quả và bài học kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác dân tộc: đề xuất xây dựng, tổ chức thực hiện, tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết chính sách dân tộc, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của mỗi công chức, viên chức.

- Xác định tư tưởng, thái độ tôn trọng đồng bào dân tộc thiểu số trong thực thi công vụ về công tác dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được thiết kế dưới dạng các chuyên đề, trên quan điểm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

Các chuyên đề trong chương trình vừa có tính liên kết, thống nhất chung trong hệ thống vừa có tính độc lập tương đối, kết cấu mở, nhằm tạo điều kiện dễ dàng điều chỉnh, cập nhật, bổ sung từng chuyên đề mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của chương trình.

Học viên học đủ các kiến thức trong chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.

IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình gồm 2 hoạt động chính:

- Giảng dạy: 6 chuyên đề (kèm theo 9 chuyên đề tham khảo). Trong quá trình giảng dạy, giảng viên kết hợp các hoạt động phát vấn, trao đổi, thảo luận về các vấn đề mới đang đặt ra trong thực tiễn công tác dân tộc.

- Tìm hiểu thực tiễn công tác dân tộc: Nghe báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh/thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh/thành phố về thực tiễn đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh/thành phố hoặc cả nước. Tọa đàm, trao đổi về một số vấn đề cụ thể trong thực tiễn công tác dân tộc hiện nay.

Chương trình bố trí thời lượng 4 tiết để học viên viết bài thu hoạch cuối khóa, 2 tiết cho các hoạt động khai giảng, bế giảng.

b) Thời gian bồi dưỡng: 5 ngày (mỗi ngày 8 tiết).

Thời gian của toàn bộ chương trình là 40 tiết, trong đó:

- Học trên lớp: 24 tiết

+ Học lý thuyết: 12 tiết.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm theo chuyên đề: 12 tiết.

- Nghe báo cáo, tìm hiểu thực tế địa phương kết hợp tọa đàm, trao đổi, thảo luận: 10 tiết.

Viết thu hoạch: 4 tiết.

Khai giảng, bế giảng: 2 tiết.

2. Cấu trúc chương trình

Phần I:

STT

Các chuyên đề giảng dạy

Số tiết

Tổng

Lý thuyết

Thảo luận

1

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

4

2

2

2

Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

4

2

2

3

Một số chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4

2

2

4

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

4

2

2

5

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4

2

2

6

Một số vấn đề mới về quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

4

2

2

 

Cộng

24

12

12

Phần II:

STT

Tìm hiểu thực tiễn công tác dân tộc

Số tiết

1

Nghe báo cáo thực tế về dân tộc, công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc; tham quan các mô hình phát triển kinh tế - xã hội; tọa đàm, trao đổi, thảo luận về những vấn đề dân tộc, công tác dân tộc của ngành và địa phương

10

2

Viết bài thu hoạch cuối khóa

4

3

Khai giảng, bế giảng

2

 

Cộng

16

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Đối với việc biên soạn

a) Các chuyên đề được biên soạn theo đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Các chuyên đề được biên soạn dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với năng lực tiếp nhận của người học.

c) Nội dung chuyên đề phải phù hợp với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, bảo đảm cung cấp cho học viên những kiến thức mới, trau dồi những kiến thức đã có; nâng cao nhận thức về dân tộc, công tác dân tộc và chính sách dân tộc; cập nhật tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới, trong nước và vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

d) Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện thường xuyên bổ sung, cập nhật những kiến thức mới vào nội dung bài giảng, phù hợp với đối tượng là công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

2. Đối với giảng dạy

a) Giảng viên, báo cáo viên:

- Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo cấp vụ, lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên của Học viện Dân tộc, giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành, địa phương có kinh nghiệm, hiểu biết về dân tộc, văn hóa dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Giảng viên, báo cáo viên đã được học lớp bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên do Ủy ban Dân tộc (Học viện Dân tộc) tổ chức và được cấp giấy chứng nhận.

- Giảng viên, báo cáo viên cần xây dựng bài giảng theo từng chuyên đề, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn để bảo đảm giảng dạy có chất lượng; vừa chuyển tải đầy đủ nội dung chương trình vừa sát với đối tượng.

b) Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp tích cực, lấy học viên làm trung tâm, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy.

- Sử dụng hiệu quả phương pháp trao đổi, thảo luận dành cho mỗi chuyên đề, có đúc rút bài học kinh nghiệm.

3. Đối với học tập

a) Học viên hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu, mục tiêu của khóa học.

b) Tích cực tham gia vào các hoạt động: nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tiễn công tác dân tộc tại địa phương, đơn vị công tác.

c) Kết thúc khóa học, học viên tiếp thu các kiến thức, kỹ năng thực hành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối với công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

VI. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Đánh giá kết quả học tập bằng bài thu hoạch cuối khóa, được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chấm theo thang điểm 10.

B. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được những kiến thức cơ bản về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: khái quát về thành phần dân tộc, nhóm địa phương, tên gọi, địa bàn cư trú, dân số, phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa.

* Về kỹ năng

Góp phần rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá những nội dung công tác dân tộc khi thực thi công vụ theo vị trí việc làm của mỗi công chức, viên chức.

* Về thái độ

Trong thực thi công vụ liên quan đến các dân tộc thiểu số và tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, luôn ý thức tự đặt đặt mình vào vị trí của người dân tộc thiểu số với những đặc điểm riêng về phong tục, tập quán dân tộc, văn hóa truyền thống.

II. NỘI DUNG

1. Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm dân tộc

b) Dân tộc đa số

c) Dân tộc thiểu số

d) Dân tộc thiểu số rất ít người

e) Dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù

f) Vùng dân tộc thiểu số

g) Quan hệ dân tộc

2. Đặc điểm các dân tộc thiểu số ở việt nam

a) Đặc điểm về dân số, địa bàn cư trú

b) Đặc điểm ngôn ngữ

c) Đặc điểm kinh tế - xã hội

d) Đặc điểm về văn hóa

e) Đặc điểm thiết chế và tập quán xã hội

3. Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước

a) Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước

b) Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước

4. Cộng đồng các dân tộc thiểu số trước những vận hội và thách thức mới

a) Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay

b) Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

c) Cơ hội và thách thức đối với bình đẳng giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số

d) Cơ hội và thách thức trong bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc

e) Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

Chuyên đề 2

THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững những kiến thức cơ bản về quá trình triển khai, kết quả thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc thời kỳ Đổi mới; nâng cao nhận thức toàn diện, ý thức thực hiện đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc; nắm vững quá trình triển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc, kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể của Nghị quyết số 24/NQ-TW về công tác dân tộc; nhận thức được những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc.

* Về kỹ năng

Vận dụng những kiến thức về quá trình triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương trong các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc vào thực tiễn; góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ liên quan đến công tác dân tộc ở địa phương, đơn vị theo vị trí việc làm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

* Về thái độ

Học viên nghiêm túc trong học tập, chủ động nghiên cứu các nội dung liên quan đến chuyên đề; Học viên có nhận thức đúng đắn về quá trình triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

a) Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc trong văn kiện các kỳ Đại hội

b) Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác dân tộc

2. Đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc

a) Tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc

b) Kết quả thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc

c) Hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc

d) Giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

Chuyên đề 3

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững các văn bản hướng dẫn về chính sách hiện hành, tình hình triển khai thực hiện một số chính sách lớn của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Vận dụng những kiến thức đã học vào việc tham mưu và tham gia tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đề xuất giải pháp phù hợp trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

* Về thái độ

Có ý thức tự học, tự nghiên cứu, động cơ và thái độ học tập nghiêm túc.

II. NỘI DUNG

1. Hệ thống chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Các chính sách về phát triển kinh tế

b) Các chính sách về phát triển văn hóa - xã hội

c) Các chính sách về quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường

d) Chính sách cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

2. Tình hình thực hiện chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Kết quả trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Nguyên nhân và vấn đề đặt ra đối với việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Giải pháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững

c) Nâng cao ý thức tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

Chuyên đề 4

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ, BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững những kiến thức cơ bản về tầm quan trọng, vai trò và cách thức bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

* Về kỹ năng

Trên cơ sở kiến thức đã học, học viên có thể đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số phù hợp với thực tiễn địa phương.

* Về thái độ

Học viên cần có tinh thần tích cực, chủ động nắm bắt các kiến thức trong học tập, nghiên cứu chuyên đề; đề cao, trân trọng những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đó trong thực tiễn.

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề chung

a) Quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

b) Văn hóa, bản sắc văn hóa là một trong 3 tiêu chí xác định thành phần dân tộc

c) Mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh

d) Mối quan hệ giữa văn hóa các dân tộc thiểu số và văn hóa quốc gia

e) Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững

2. Bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

a) Cơ hội, thách thức trong bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

b) Bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh

c) Phát huy vai trò của chủ thể văn hóa, người có uy tín, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn/bản người dân tộc thiểu số trong các chính sách phát triển

3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

a) Xây dựng các chính sách văn hóa, các thiết chế văn hóa phù hợp với đồng bào các dân tộc thiểu số

b) Phát huy tinh thần, ý thức tự chủ, tự cường, phấn đấu vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

c) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực để phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hội nhập và phát triển

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

 

Chuyên đề 5

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được đặc điểm, vai trò và các giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

* Về kỹ năng

Học viên có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, đánh giá; gắn lý luận với thực tiễn trong tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

* Về thái độ

Học viên tin tưởng và có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền, góp phần phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc.

II. NỘI DUNG

1. Hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Một số khái niệm

b) Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Vai trò của thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Vai trò của Đảng bộ xã (trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội)

b) Vai trò của chính quyền xã (trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội)

c) Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (phản biện, giám sát và phát huy nguồn lực thực hiện)

d) Vai trò của cán bộ không chuyên trách trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính trị cơ sở

e) Vai trò của viên chức nghề nghiệp trong các cơ quan, đơn vị hoạt động trên địa bàn xã

3. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Bồi dưỡng năng lực triển khai thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức xã

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ không chuyên trách

c) Bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho lực lượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

 

Chuyên đề 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỚI VỀ QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được một số khái niệm cơ bản về quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nắm được các mối đe dọa nổi lên tác động đến công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh và một số vấn đề mới đặt ra về bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Có kỹ năng phân tích tình hình, nhận diện các mối đe dọa nổi lên tác động đến công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; có kỹ năng triển khai, giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong bảo đảm quốc phòng - an ninh, gắn bảo đảm quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương.

* Về thái độ

Học viên cần có tinh thần tích cực, chủ động nắm bắt các kiến thức trong học tập, nghiên cứu chuyên đề; có thái độ khách quan, khoa học đối với công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; luôn coi nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trọng yếu, thường xuyên; có ý thức thực hiện nghĩa vụ của người cán bộ, viên chức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng trong tình hình mới.

II. NỘI DUNG

1. Một số khái niệm cơ bản về quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nhóm khái niệm về quốc phòng

b) Nhóm khái niệm về an ninh, trật tự

c) Nhóm khái niệm về quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Các mối đe dọa nổi lên tác động đến công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Các mối đe dọa từ bên ngoài

b) Các mối đe dọa từ bên trong

c) Một số vấn đề mới đặt ra về bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

3. Một số nhiệm vụ cần triển khai nhằm bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Thường xuyên quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn với công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Tích cực tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Tích cực tham gia phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

e) Kỹ năng tham gia giải quyết điểm nóng về chính trị, xã hội của cán bộ cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

III. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2003): Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/03/2003, khóa IX, về công tác dân tộc.

2. Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (2018): Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, ngày 2/5/2018.

3. Bộ Chính trị (2018): Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 về Chiến lược quốc phòng Việt Nam.

4. Bộ Chính trị (2018): Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia.

5. Bộ Chính trị Đảng (2019): Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

6. Bộ Chính trị (2020): Thông báo Kết luận số 160-TB/TW, ngày 15/01/2020 về việc tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị.

7. Bộ Chính trị (2022): Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

8. Bộ Chính trị (2022): Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

9. Bộ Chính trị (2022): Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

10. Bộ Chính trị (2022): Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

11. Chính phủ (2011): Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc.

12. Phan Hữu Dật (2014): Dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/03/2003, khóa IX, về công tác dân tộc.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014): Nghị quyết số 33-NQ-TW ngày 9/6/2014, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014): Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019): Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tập 1, 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Bùi Xuân Đính (2012): Các tộc người ở Việt Nam, Nxb. Thời đại, Hà Nội.

21. Đỗ Lan Hiền - Vũ Thị Mai Hiên (Tuyển chọn và hiệu đính, 2019): Tôn giáo và an ninh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện CNXHKH (2018): Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

23. Đỗ Lan Hiền - Vũ Thị Mai Hiên (Tuyển chọn và hiệu đính, 2019): Tôn giáo và an ninh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Hải Liên (2022): Hoàn thiện thể chế, chính sách về văn hóa - Yêu cầu bức thiết được đặt ra, Báo Điện tử Chính phủ, ngày 17/12/2022.

25. Quốc hội (2013): Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013.

26. Quốc hội (2019): Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

27. Quốc hội (2020): Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

28. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

29. Thủ tướng Chính phủ (2022): Quyết định Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 -2023, tầm nhìn đến năm 2045, số 1657/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 30/12/2022.

30. Ngô Đức Thịnh (2022): Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

31. Vương Xuân Tình (2020). Các dân tộc ở Việt Nam (quyển 1, 2, 3, 4, 5, 6), Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

32. Nguyễn Phú Trọng: Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Tạp chí Cộng sản, số 979 (12-2021).

33. Đặng Nghiêm Vạn (2023): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34. Ủy ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê (2019): Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.

35. Ủy ban Dân tộc (2021): Báo cáo số 732-BC-UBDT, ngày 10/6/2021 về tổng kết chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.

36. Đặng Nghiêm Vạn (2010): Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Nxb. Văn học, Hà Nội.

37. Trần Quốc Vượng (2006): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 977/QĐ-UBDT năm 2023 về Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg (Các chuyên đề giảng dạy) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 977/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/12/2023
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Nông Thị Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản