Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 981/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG 09 CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 3 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 611/QĐ-UBDT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-UBDT ngày 09/10/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023;

Căn cứ Biên bản họp ngày 05/12/2023 của Hội đồng thẩm định cấp Bộ Đề cương 08 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 4 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Học viện Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương 09 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Có đề cương kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Học viện Dân tộc và Thủ trưởng các vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Các TT, PCN UBDT;
- Lưu: VT, TCCB, HVDT(10).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Nông Thị Hà

 

DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH

(Danh sách bộ, ngành phát hành văn bản).

Stt

Các bộ, ngành

Ghi chú

I

Các bộ

1

Bộ Quốc phòng

 

2

Bộ Công an

 

3

Bộ Ngoại giao

 

4

Bộ Tư pháp

 

5

Bộ Tài chính

 

6

Bộ Công Thương

 

7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

10

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

12

Bộ Nội vụ

 

13

Bộ Khoa học và Công nghệ

 

14

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

15

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

16

Bộ Y tế

 

17

Bộ Giao thông vận tải

 

II

Cơ quan ngang bộ

1

Văn phòng Chính phủ

 

2

Thanh tra Chính phủ

 

3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

III

Cơ quan thuộc Chính phủ

1

Đài Truyền hình Việt Nam

 

2

Đài Tiếng nói Việt Nam

 

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

 

4

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

 

IV

Cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương

1

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Danh sách gồm: 25 bộ, ngành./.

 

DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(Danh sách tỉnh, thành phố phát hành văn bản).

Stt

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ghi chú

1

An Giang

 

2

Bạc Liêu

 

3

Bắc Giang

 

4

Bắc Kạn

 

5

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

6

Bình Định

 

7

Bình Phước

 

8

Bình Thuận

 

9

Cao Bằng

 

10

Cà Mau

 

11

Cần Thơ

 

12

Đắk Lắk

 

13

Đắk Nông

 

14

Điện Biên

 

15

Đồng Nai

 

16

Gia Lai

 

17

Hà Giang

 

18

Hà Tĩnh

 

19

Hà Nội

 

20

Hậu Giang

 

21

Hòa Bình

 

22

Hồ Chí Minh

 

23

Khánh Hòa

 

24

Kiên Giang

 

25

Kon Tum

 

26

Lai Châu

 

27

Lào Cai

 

28

Lạng Sơn

 

29

Lâm Đồng

 

30

Long An

 

31

Nghệ An

 

32

Ninh Bình

 

33

Ninh Thuận

 

34

Phú Thọ

 

35

Phú Yên

 

36

Quảng Bình

 

37

Quảng Nam

 

38

Quảng Ngãi

 

39

Quảng Ninh

 

40

Quảng Trị

 

41

Sóc Trăng

 

42

Sơn La

 

43

Tây Ninh

 

44

Thanh Hóa

 

45

Thái Nguyên

 

46

Thừa Thiên - Huế

 

47

Trà Vinh

 

48

Tuyên Quang

 

49

Vĩnh Long

 

50

Vĩnh Phúc

 

51

Yên Bái

 

Danh sách gồm: 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

 

ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÓM ĐỐI TƯỢNG 3 TRONG NỘI DUNG 1, TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành theo Quyết định số 981/QĐ-UBDT ngày 20/12/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Dân tộc)

 

DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ THAM KHẢO DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG 3

STT

Tên chuyên đề

1

Tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2

Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

3

Kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và quy trình xử lý điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay

4

Vấn đề giới và bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

5

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

6

Ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

7

Nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

8

Phát huy giá trị thiết chế xã hội truyền thống trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

9

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

Chuyên đề 1

TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững những thông tin cơ bản về một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp giải quyết nhũng vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương nơi công tác/cư trú.

* Về kỹ năng

Hình thành và củng cố các kỹ năng phân tích, dự báo, đánh giá, tham mưu và xử lý các vấn đề nảy sinh về tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

II. NỘI DUNG

1. Khái niệm

a) Khái niệm tín ngưỡng

b) Khái niệm tôn giáo

2. Một số tín ngưỡng truyền thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Vạn vật hữu linh

b) Thờ vật tổ (Tô tem giáo)

c) Ma thuật

d) Thờ hồn lúa và tín ngưỡng nông nghiệp

đ) Nghi lễ trong chu trình đời người

e) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

3. Tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Tôn giáo ở vùng Tây Bắc

b) Tôn giáo ở vùng Tây Nguyên

c) Tôn giáo ở vùng Tây Nam Bộ

4. Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp quản lý

a) Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý tín ngưỡng, tôn giáo

b) Một số vấn đề đặt ra

c) Đề xuất giải pháp quản lý

Chuyên đề 2

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế; tình hình phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực và định hướng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; một số giải pháp phát triển phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

* Về kỹ năng

Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác dân tộc tại địa phương, đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

II. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung

a) Các khái niệm liên quan

b) Những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

c) Các yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

2. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

a) Tình hình phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

b) Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

3. Quan điểm, định hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

a) Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực

b) Định hướng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và miền núi trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

c) Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và miền núi trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

Chuyên đề 3

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG PHÒNG NGỪA VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NƯỚC TA HIỆN NAY

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững các khái niệm cơ bản về điểm nóng; nguyên nhân của việc hình thành điểm nóng chính trị, xã hội; một số khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng chính trị, xã hội; những nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa hình thành điểm nóng và quy trình xử lý điểm nóng chính trị, xã hội.

* Về kỹ năng

Có kỹ năng tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ phòng ngừa việc hình thành các điểm nóng chính trị, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương; tham mưu và xử lý nhanh, hiệu quả các điểm nóng chính trị, xã hội trong khu vực nếu có; có thái độ khách quan khoa học đối với công tác phòng ngừa và xử lý điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

II. NỘI DUNG

1. Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm điểm nóng, điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Một số nguyên nhân cơ bản của việc hình thành điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta

2. Một số khu vực có nguy cơ phát sinh điểm nóng

a) Khu vực Miền núi phía Bắc

b) Khu vực Nam Trung Bộ

c) Khu vực Tây Nguyên

d) Khu vực Tây Nam Bộ

3. Công tác phòng ngừa và quy trình xử lý điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta

a) Các giải pháp phòng ngừa việc hình thành, phát sinh điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Quy trình xử lý điểm nóng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chuyên đề 4

VẤN ĐỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức:

Học viên nắm vững một số khái niệm về giới và bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực trạng giới hiện nay tại vùng dân tộc thiểu số; hiểu được sự khác biệt của giới trong văn hóa truyền thống tộc người, sự tác động của từng giới trong thực hiện các chương trình phát triển tại địa phương.

* Về kỹ năng

Học viên ý thức được tầm quan trọng của việc trau dồi nâng cao nhận thức giới và nhạy cảm giới trong công việc triển khai chính sách tại địa phương. Hình thành được thói quen tư duy logic trong các tình huống nhạy cảm giới và qua đó vận dụng được các kỹ năng cơ bản trong giải quyết các vấn đề giới trong ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

II. NỘI DUNG

1. Khái quát chung

a) Một số khái niệm cơ bản

b) Vai trò của giới đối với phát triển

c) Vai trò của thiết chế truyền thống đối với cơ cấu giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Thực trạng bất bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Bất bình đẳng giới trong giáo dục

b) Bất bình đẳng giới trong y tế

c) Bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm

d) Bất bình đẳng giới trong tham gia các chương trình phát triển

3. Các khuyến nghị

a) Khuyến nghị chính sách

b) Khuyến nghị đối với thiết chế truyền thống tại cộng đồng

Chuyên đề 5

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, nội dung, các giải pháp cơ bản cùng những cơ hội, thách thức trong phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước ta.

* Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng nhận diện, phân tích các vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững hiện nay; vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác dân tộc

II. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung về phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Một số khái niệm

b) Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Sự cần thiết phải phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

d) Mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

đ) Những nhân tố đảm bảo phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Thực trạng phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Một số kết quả đạt được

b) Tồn tại, hạn chế

c) Nguyên nhân

d) Bài học kinh nghiệm

3. Giải pháp triển khai phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Tăng cường nhận thức về phát triển bền vững

b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về phát triển bền vững và lồng ghép nội dung phát triển bền vững vào các chính sách

c) Nâng cao năng lực quản lý phát triển bền vững

d) Bố trí, huy động và tăng cường nguồn lực tài chính

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế

Chuyên đề 6

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ RỦI RO THIÊN TAI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hướng ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai đã và đang được triển khai; tổng quan thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở Việt Nam và ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi; những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai gây ra tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai của Đảng và Nhà nước, đặc biệt tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao được năng lực về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai tại cộng đồng, dựa vào cộng đồng; biết vận dụng và xây dựng một số mô hình mới về ứng phó, phòng tránh rủi ro thiên tai cho các cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi.

II. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung về ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Một số khái niệm liên quan

b) Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Quan điểm của Đảng

b) Chính sách, pháp luật của Nhà nước

c) Các chính sách tác động trực tiếp đến ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai

3. Các văn kiện quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai

a) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992)

b) Hiệp định chống biến đổi khí hậu thế giới

c) Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp

4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai

a) Kinh nghiệm của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai

b) Kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai

5. Thực trạng ứng phó biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Thực trạng về kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Thực trạng cơ sở hạ tầng đáp ứng việc ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

d) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

đ) Thách thức và cơ hội của việc ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

6. Quan điểm, nguyên tắc, hệ thống giải pháp tổng thể và mô hình nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

a) Quan điểm xây dựng hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ớ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Nguyên tắc đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Hệ thống giải pháp tổng thể nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Đề xuất xây dựng mô hình về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh rủi ro thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chuyên đề 7

NGUỒN LỰC VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên hiểu và nắm vững những kiến thức về nguồn lực văn hóa và những vấn đề liên quan đến nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Vận dụng những kiến thức về nguồn lực văn hóa trong tổ chức triển khai nhiệm vụ liên quan đến vị trí việc làm; tham mưu đề xuất xây dựng những chính sách nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa phục vụ cho phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

II. NỘI DUNG

1. Những vấn đề chung

a) Một số khái niệm cơ bản

b) Đặc trưng của các nguồn lực văn hóa

c) Vai trò của các nguồn lực văn hóa trong phát triển

d) Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy các nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Các nguồn lực văn hóa đặc trưng ớ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Tổ chức triển khai các nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Giải pháp về thể chế

b) Giải pháp về tuyên truyền, vận động

c) Giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức thực hiện chính sách

Chuyên đề 8

PHÁT HUY GIÁ TRỊ THIẾT CHẾ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được những nội dung cơ bản về thiết chế xã hội truyền thống, giá trị của thiết chế xã hội truyền thống trong việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; những giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị của những thiết chế đó trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Vận dụng kiến thức đã học để tham mưu, tham gia góp phần thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

II. NỘI DUNG

1. Thiết chế xã hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Một số vấn đề chung

b) Thực trạng thiết chế xã hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Mối quan hệ giữa thiết chế xã hội truyền thống với hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Giải pháp phát huy giá trị thiết chế xã hội truyền thống trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức

b) Củng cố thiết chế làng, bản, buôn, phum sóc và phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng

c) Phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng và dân chủ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Phát huy giá trị luật tục trong công tác lãnh đạo, quản lý ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chuyên đề 9

XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, NỀN AN NINH NHÂN DÂN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

I. MỤC TIÊU

* Về kiến thức

Học viên nắm được các khái niệm cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; các yếu tố tác động, tình hình xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; giải pháp chủ yếu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

* Về kỹ năng

Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng có kỹ năng tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương; phát huy trách nhiệm, tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương trong tình hình mới.

II. NỘI DUNG

1. Một số khái niệm cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

2. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Nội dung xây dựng nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

3. Giải pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Quan tâm bồi dưỡng, giáo dục kiến thức xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Xây dựng lực lượng vũ trang vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh

đ) Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân

4. Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp phòng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Tham mưu đối với tổ chức Đảng, chính quyền địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân

b) Tham mưu về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

c) Tham mưu xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

d) Tham mưu xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Kinh tế Trung ương (2017): Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Ban Tôn giáo chính phủ (2022): Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

3. Hoàng Chí Bảo (2004): Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai (2011): Tài liệu hướng dẫn quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai (2011): Tài liệu kỹ thuật - Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6. Chính phủ (2016): Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

7. Chính phủ: Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo”.

8. Chính phủ (2022): Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2023): Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XIII, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

12. Phan Hữu Dật (Chủ biên, 2011): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

13. Đặng Thị Hồng Hạnh (2018): Nguồn lực văn hoá với sự phát triển kinh tế thủ đô Hà Nội, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

14. Hồ Chí Minh (2011): Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Hoàng Thị Lan (Chủ biên, 2021): Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011): Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021): Giáo trình lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. GS.TS. Lưu Văn Hùng (2018): Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - Hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Hòa (2010): Một số tác động của biến đổi khí hậu, Tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững, số 1/2010.

20. Ngô Quang Sơn và cộng sự (2016): Xây dựng mô hình thông tin, giáo dục và truyền thông phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu tác hại của thiên tai dựa vào cộng đồng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thuận, Trần Xuân Kỳ (2009): Giáo trình giới và phát triển, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

22. Nghiêm Thị Thanh Huyền, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thu Trang (2022): Rào cản đối với phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Giáo dục.

23. Liên hợp quốc (1979): Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW

24. Nhiều tác giả (2021): Nguồn nhân lực đối với phát triển văn hoá hiện nay, Nxb. Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

25. Lê Ngọc Thắng (2005): Một số vấn đề dân tộc và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Phan Văn Phú, Đào Ngọc Bích, Phùng Thái Dương, Nguyễn Hồ (2021): Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai, Nxb. Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Quốc hội (2004): Luật An ninh quốc gia.

28. Quốc hội (2016): Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

29. Quốc hội (2018): Luật Quốc phòng.

30. Quốc hội (2019): Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

31. Quốc hội (2020): Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

32. Thủ tướng Chính phủ (2007): Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

33. Thủ tướng Chính phủ (2015): Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 về phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

34. Trần Hữu Hợp (2018): Tôn giáo ở Nam Bộ và những xu hướng phát triển trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11&12 năm 2018.

35. Trần Trung, Phạm Đức Bình, Nghiêm Thị Thanh, Lã Phương Thúy (2020): Các công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến phát triển nhân lực dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam.

36. Ủy ban Dân tộc (2020): Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Nxb. Thống kê, Hà Nội.

37. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2008): Tài liệu 37. Hướng dẫn Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

38. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh (2022): Kỷ yếu Hội thảo văn hoá “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”.

39. Vũ Thị Như Hoa (2017): Giáo trình Xử lý tình huống chính trị, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

40. Vũ Trường Giang (2020): Quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo ở vùng các tộc người thiểu số hiện nay (in trong kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc gia năm 2019), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Nguyễn Thanh Xuân (2015): Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 981/QĐ-UBDT năm 2023 về Đề cương 09 chuyên đề tham khảo thuộc Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 3 trong Nội dung 1, Tiểu Dự án 2, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 1719/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 981/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/12/2023
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Nông Thị Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản