Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 894/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 20 tháng 9 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HOA BAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 10/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, cây hoa Anh đào trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Xét Tờ trình số 1832/TTr-SNN ngày 12/9/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2019 - 2025, với một số nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Dự án bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2025.
2. Mục tiêu: Bảo vệ và phát triển 1.500 ha cây hoa Ban tự nhiên và trồng tập trung 300 ha cây hoa Ban tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh (trong đó ưu tiên tập trung thực hiện tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên) để tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường góp phần thu hút, phát triển du lịch của tỉnh.
3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Điện Biên Đông.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2025.
5. Tiến độ thực hiện
- Năm 2019: Xây dựng và phê duyệt dự án.
- Từ năm 2020 - 2025: Thực hiện dự án.
6. Quy mô thực hiện
Bảo vệ 1.500 ha cây hoa Ban tự nhiên, trồng tập trung 300 ha cây hoa Ban, trong đó:
- Năm 2020: Bảo vệ 400 ha cây hoa Ban tự nhiên; trồng tập trung 100 ha cây hoa Ban.
- Từ năm 2021 - 2025: Bảo vệ và phát triển 1.500 ha cây hoa Ban tự nhiên; trồng tập trung 200 ha.
7. Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
8. Chủ đầu tư: UBND các huyện và thành phố Điện Biên Phủ (thực hiện trên địa bàn địa phương nào thì UBND cấp huyện nơi đó làm chủ đầu tư)
9. Tổng mức đầu tư dự án
Tổng mức đầu tư: 31.453 triệu đồng, gồm:
- Chi phí xây dựng dự án là 202 triệu đồng.
- Chi phí thực hiện dự án là 31.251 triệu đồng, trong đó:
+ Bảo vệ diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên: 7.900 triệu đồng.
+ Trồng tập trung cây hoa Ban: 23.351 triệu đồng.
10. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn các chủ đầu tư dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để thực hiện trồng rừng thay thế: 5.838 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (chi phí xây dựng dự án): 202 triệu đồng.
- Nguồn vốn UBND cấp huyện bố trí từ nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh): 25.413 triệu đồng.
(chi tiết có thuyết minh dự án kèm theo)
1. UBND các huyện, thành phố Điện Biên Phủ
- Căn cứ khối lượng được phân bổ của dự án có trách nhiệm tổ chức thực hiện khối lượng được giao theo đúng quy định.
- Chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương (trong đó bao gồm cả nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND) hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban theo dự án được duyệt. Ngoài khối lượng diện tích bảo vệ cây hoa Ban tự nhiên theo dự án, có trách nhiệm tổ chức bảo vệ diện tích cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung hiện có ở các khu vực gần đường giao thông, khu dân cư, điểm du lịch trên địa bàn để tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường góp phần thu hút, phát triển du lịch của tỉnh, huyện.
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các hộ nhận khoán thực hiện trồng cây hoa Ban đúng kỹ thuật, đảm bảo trồng thành các rừng cây hoa Ban tập trung trên địa bàn.
- Báo cáo tình hình thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn hàng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, phối hợp thực hiện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện khối lượng bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn các huyện.
- Phối hợp với UBND các huyện và thành phố Điện Biên Phủ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các diện tích cây hoa Ban tự nhiên; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với hành vi đào, đánh cây hoa Ban gốc ở rừng tự nhiên.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn theo Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn các chủ đầu tư dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để thực hiện trồng rừng thay thế để lồng ghép vào kế hoạch trồng cây hoa Ban tập trung trên địa bàn các huyện.
- Hướng dẫn các địa phương biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây hoa Ban theo các quy định hiện hành.
- Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.
3. Sở Tài chính
Căn cứ nhu cầu nguồn vốn của dự án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn theo Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 và các nguồn vốn hợp pháp để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện dự án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tăng cường kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tài trợ kinh phí để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển cây hoa Ban theo dự án được duyệt.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện trồng cây hoa Ban trên các điểm di tích đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về Di sản văn hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Trong những năm qua, cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông, lâm ngư nghiệp thì lĩnh vực du lịch, dịch vụ cũng được tỉnh chú trọng để phát triển; thông qua việc đầu tư tôn tạo các điểm di tích lịch sử, khôi phục những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc và đặc biệt, Lễ hội hoa Ban hàng năm của tỉnh gắn với các mốc thời gian lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đã quảng bá hình ảnh, con người Điện Biên đến với du khách trong và ngoài nước, đưa hình ảnh cây hoa Ban gắn với hoạt động du lịch của tỉnh, tạo ra những nét đặc sắc, đặc trưng để lại những ấn tượng khi du khách đến với Điện Biên.
Tuy nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân số lượng, diện tích loài cây hoa Ban ngày càng giảm, nhất là đối với diện tích cây hoa Ban tự nhiên. Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh đã quan tâm phát triển cây hoa Ban thông qua nhiều hình thức khác nhau đã kêu gọi các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân tổ chức trồng cây hoa Ban tại các đồi di tích lịch sử, trên các tuyến đường, trường học, khu dân cư và trong các cơ quan...nhưng do số lượng còn hạn chế, lại phân tán nhỏ lẻ nên chưa tạo được điểm nhấn cho các điểm du lịch trên địa bàn trong tỉnh.
Vì vậy, việc xây dựng “Dự án Bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2025” là rất cần thiết. Dự án được thực hiện tạo ra các rừng cây hoa Ban tự nhiên cũng như diện tích trồng tập trung cây hoa Ban lớn trên địa bàn tỉnh, tạo ra vẻ đẹp đặc trưng gắn kết với các điểm di tích lịch sử, tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường và dấu ấn trong lòng du khách khi đặt chân đến mảnh đất Điện Biên lịch sử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Căn cứ pháp lý
Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
Luật Đa dạng sinh học 2008;
Luật Quy hoạch đô thị 2009;
Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;
Luật Đất đai 2013;
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu du lịch tổng thể phát triển khu Du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;
Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh;
Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 10/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, cây hoa Anh đào trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Kế hoạch số 3768/KH-UBND ngày 25/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 10/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo vệ và phát triển cây hoa Ban, cây hoa Anh đào trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Tài liệu sử dụng
Bản đồ vị trí, ranh giới các Đồi di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018
Niên giám thống kê năm 2017, 2018 tỉnh Điện Biên;
Các tài liệu điều tra, đánh giá thu thập năm 2019 của Trung tâm Quy hoạch và Thiết kế Nông, Lâm nghiệp tỉnh Điện Biên.
III. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi
Dự án tiến hành điều tra, đánh giá trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên.
2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra dân sinh kinh tế xã hội chung cho vùng dự án.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, sử dụng rừng khu vực lập dự án;
- Điều tra, đánh giá hiện trạng cây hoa Ban trồng và cây hoa Ban tự nhiên trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
3. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và báo cáo của các ngành có liên quan đến khu vực dự án;
Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên tại khu vực lập dự án;
Dùng bản đồ địa hình; bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; bản đồ giao đất, giao rừng và máy định vị GPS để khoanh bóc hiện trạng, xác định những khu vực dự kiến trồng cây Ban và bảo vệ rừng hoa Ban tự nhiên;
Tìm hiểu phong tục tập quán, trình độ hiểu biết của người dân về bảo vệ rừng và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương;
Sử dụng phần mềm Mapinfo, phần mềm xử lý ảnh.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN
1. Vị trí địa lý
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km.
- Tổng diện tích tự nhiên: 954.125,06 ha.
- Tọa độ địa lý: 20°54’ - 22°33’ vĩ độ Bắc; 102°10’ - 103°36’ kinh độ Đông.
- Các mặt tiếp giáp: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La; phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc; phía Tây Nam giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2. Địa hình
Điện Biên có địa hình phức tạp, nhìn chung là dạng địa hình đồi núi nghiêng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ngoại trừ thung lũng Mường Thanh rộng hơn 15.000 ha thì hầu hết được cấu tạo bởi những dãy núi cao hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn (>30°) chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt - Lào. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng, cũng như trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên phát sinh từ nhiều loại đá mẹ, chủ yếu là đá trầm tích và biến chất. Đa số có tầng đất canh tác khá dày, từ 50cm trở lên, tuy nhiên độ ẩm của đất tương đối thấp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các loài cây trồng.
4. Khí hậu
Tỉnh Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp, tuy nhiên vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm thường bị ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, gây bất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là dễ xảy ra cháy rừng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 - 2.500 mm, phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 80% lượng mưa cả năm, các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
5. Thủy văn
Điện Biên nằm ở thượng nguồn của 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Đây đều là những con sông lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có một số hồ lớn như: Pá Khoang, Huổi Phạ, Noong U, U Va, Na Hươm, Pe Luông, Hồng Sạt... , một trong số đó là hồ nước khoáng, nước nóng có tiềm năng khai thác du lịch.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc và lao động
Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 575.785 người, với 19 dân tộc anh em sinh sống, phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, tập trung đông ở thành phố Điện Biên Phủ, các thị trấn của các huyện. Những khu vực có địa hình cao, hiểm trở, đi lại khó khăn dân cư phân bố thưa thớt như huyện Nậm Pồ, Mường Nhé.
Tổng số lao động trong tuổi lao động năm 2018 của tỉnh là trên 300.000 người (tăng gần 2% so với năm 2017).
2. Tình hình kinh tế
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song được sự quan tâm của Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh tiếp tục đạt kết quả tích cực. Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2018 đã đạt và vượt mục tiêu đề ra; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,15% đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 8,3%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng định hướng; Tái cơ cấu nông nghiệp tiếp tục có chuyển biến tiến bộ, thu hút được các dự án lớn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục được cải thiện (năm 2018 đứng thứ 47/63 tỉnh thành); thu hút đầu tư đạt khá, cải cách hành chính tiếp tục có chuyển biến rõ nét.
3. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông đường bộ đến trung tâm các huyện, xã khá thuận lợi cho việc giao thương đi lại của nhân dân, phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8.188,73 km đường giao thông các loại được xây dựng, trong đó có 6 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 751 km. Toàn tỉnh có 130/130 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 116/130 xã, phường, thị trấn đi lại được quanh năm. Bên cạnh đó, tỉnh còn có sân bay Điện Biên Phủ, phục vụ tuyến bay Hà Nội - Điện Biên Phủ và ngược lại.
Hầu hết các huyện trên toàn tỉnh đều được đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống. Có thể kể đến rất nhiều các công trình thủy lợi như: Hồ sinh thái Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ; Hồ Pá Khoang, thủy lợi Nậm Khẩu Hu, hồ chứa và hệ thống kênh mương Noong Luống, huyện Điện Biên; công trình thủy lợi Mường Lạn, xã Mường Lạn, huyện Mường Ảng,...
Với hệ thống cơ sở hạ tầng như trên, sẽ có nhiều địa điểm trồng tập trung cây hoa Ban thuận lợi phục vụ cho hoạt động tham quan, ngắm cảnh.
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC KHẢO SÁT, LẬP DỰ ÁN
ĐVT: Ha
TT | Loại đất, loại rừng | Diện tích | Diện tích phân theo loại rừng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
Tổng diện tích tự nhiên | 954.125,07 | 51.664,55 | 416.163,45 | 226.925 | |
I | Đất QH lâm nghiệp | 694.753 | 51.664,55 | 416.163,45 | 226.925 |
1 | Đất có rừng | 371.908,78 | 35.854,61 | 226.258 | 109.796,17 |
- | Rừng tự nhiên | 363.766,25 | 35.720,49 | 224.190,02 | 103.855,74 |
- | Rừng trồng | 8.142,53 | 134,12 | 2.067,98 | 5.940,43 |
2 | Đất chưa có rừng | 322.844,22 | 15.809,94 | 189.905,45 | 117.128,83 |
- | Đất trống có cây gỗ tái sinh | 106.225,80 | 4.171,47 | 62.402,55 | 39.651,78 |
- | Đất trống không có cây gỗ tái sinh | 130.908,46 | 9.935,64 | 84.820,13 | 36.152,69 |
- | Đất trống khác | 85.709,96 | 1.702,83 | 42.682,77 | 41.324,36 |
II | Đất ngoài QH lâm nghiệp | 259.372,07 |
|
|
|
IV. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Thuận lợi
Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai của tỉnh nói chung cũng như tại các khu vực khảo sát dự án nói riêng phù hợp với việc thực hiện trồng cây hoa Ban cũng như phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn có văn hóa lâu đời gắn với phong tục tập quán cây hoa Ban thuận tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách đối với trồng và phát triển cây hoa Ban.
Hoạt động sinh hoạt cộng đồng gắn với những nét văn hóa cổ truyền của người Thái thuận tiện phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch vào mùa Lễ hội hoa Ban.
2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang trong giai đoạn phát triển kéo theo sự thay đổi về vị trí, quy mô các công trình công cộng và cảnh quan trên địa bàn nên gặp một số khó khăn cho việc quy hoạch và tổ chức thực hiện trồng cây hoa Ban phục vụ phát triển du lịch.
Các đồi di tích lịch sử trên địa bàn hiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý; tuy nhiên, hiện nay đa phần các hộ dân đang sử dụng để trồng cây, việc cắm mốc giới các đồi di tích được thực hiện sau khi đã giao cho các hộ dân sử dụng do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai trồng cây hoa Ban.
Diện tích đất nương rẫy bạc màu nhân dân chuyển sang trồng cây hoa Ban để phát triển du lịch, tuy nhiên để giải quyết vấn đề về lương thực lâu dài cần có chính sách hỗ trợ người dân để dự án có tính bền vững.
1. Tên dự án: Dự án bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2025.
2. Mục tiêu: Bảo vệ một số diện tích cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung nhiều và trồng tập trung cây hoa Ban tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung thực hiện tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên để tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường góp phần thu hút, phát triển du lịch của tỉnh.
3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé, Điện Biên Đông; trong đó ưu tiên tập trung thực hiện tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2025.
5. Tiến độ thực hiện
- Năm 2019: Xây dựng và phê duyệt dự án.
- Từ năm 2020 - 2025: Tổ chức thực hiện dự án.
6. Quy mô thực hiện
Bảo vệ 1.500 ha cây hoa Ban tự nhiên, trồng tập trung 300 ha cây hoa Ban, trong đó:
- Năm 2020: Bảo vệ 400 ha cây hoa Ban tự nhiên; trồng tập trung 100 ha cây hoa Ban.
- Từ năm 2021 - 2025: Bảo vệ và phát triển 1.500 ha cây hoa Ban tự nhiên; trồng tập trung 200 ha.
7. Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
8. Chủ đầu tư: UBND các huyện và thành phố (thực hiện trên địa bàn địa phương nào thì UBND cấp huyện nơi đó làm chủ đầu tư)
9. Tổng mức đầu tư dự án: 31.453 triệu đồng.
1. Tổng quan về cây hoa Ban
Cây hoa Ban có tên khoa học là Bauhinia variegata L., là một loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở miền đông nam châu Á, từ miền nam Trung Quốc kéo dài về phía Tây tới Ấn Độ.
Là cây gỗ nhỡ có thể cao 10 -12 m, tán cây dạng phân tán, thân cây dạng hợp trục, cành non hơi có lông. Lá kép liền thân mọc cách, kích thước phiến lá dài khoảng 10 - 20 cm và rộng bản, lưỡng thùy ở gốc và đỉnh phiến lá. Mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông. Hoa của cây hoa Ban có 5 cánh, mọc ra từ nách lá còn non, tùy theo giống mà có màu sắc khác nhau, thường là màu trắng có sọc hồng nhạt, tím hoặc màu phớt tím có sọc tím đậm hơn, hồng nhạt có sọc đậm hơn. Đường kính hoa từ 8 - 12 cm. Mùa hoa vào tháng 3-4 hàng năm, quả là loại quả đậu dài 15-30 cm, bên trong chứa vài hạt. Cây hàng năm rụng lá vào mùa khô. Thường phân bố ở rừng trên núi đất, núi đá, savan hoặc ven rừng, ven làng bản. Khí hậu thích hợp là nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới.
Cây hoa Ban là loài cây bóng mát đẹp được ưa chuộng trồng làm cảnh quan nơi đường phố, khuôn viên đô thị, các địa điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; tại một số nước, cây hoa Ban đã được trồng làm cây cảnh (Bonsai) do hoa của nó có màu sắc sặc sỡ và số lượng hoa trên cây nhiều và thường trút lá trước khi phân hóa mầm hoa. Ngoài tác dụng làm cảnh tuyệt đẹp cho những khu du lịch, đối với người dân bản địa nơi đây hoa Ban còn là món đặc sản nổi tiếng; người Thái còn dùng hoa Ban để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ đầu năm. Vỏ cây Ban dùng làm thuốc bổ, phục hồi sức khỏe chữa lao hạch, chữa bệnh ngoài da, loét. Nụ hoa phơi khô trong râm sắc uống chữa tiêu chảy và lỵ. Hoa Ban còn là vị thuốc quý chữa trị viêm họng, ho khan hiệu quả. Gỗ cây ban dùng đóng đồ nội thất bền đẹp.
2. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Thực hiện chủ trương phát triển cây hoa Ban tạo điểm nhấn về cảnh quan góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; với sự quan tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể, đơn vị, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực từ người dân và cộng đồng, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trồng được khoảng 14.000 cây hoa Ban. Số lượng cây hoa Ban đã trồng chủ yếu được các địa phương, đơn vị trồng phân tán, đơn lẻ trên các tuyến phố, tuyến đường chính, tuyến đường nhánh, các điểm di tích, khuôn viên các công sở, trường học,...
Công tác bảo vệ cây hoa Ban tự nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được các địa phương quan tâm thực hiện, cây hoa Ban tự nhiên đã bị tác động nhiều bởi việc phá rừng làm nương, khai thác trái phép nên diện tích nhỏ lẻ, không tạo thành vùng có diện tích lớn để tạo điểm nhấn khi mùa hoa nở.
Nhìn chung, việc bảo vệ, phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện đồng bộ, nguồn kinh kinh phí thực hiện chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu. Việc trồng cây hoa Ban ở các tuyến phố, các điểm di tích lịch sử, các cơ quan, đơn vị và trường học mới được trồng đơn lẻ, chưa tập trung, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp ở từng công trình, tuyến phố; trong khi diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên ngày càng giảm do người dân khai thác, chặt phá rừng làm nương...
3. Giá trị văn hóa, lịch sử của cây Ban đối với tỉnh Điện Biên
Hoa Ban là một biểu tượng văn hóa của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Cây hoa Ban mọc tự nhiên trên rừng, được trồng quanh nhà, trên những trục đường giao thông, trường học, trong các công sở...là loài cây tạo cảnh quan. Chính vì vậy với người dân vùng Tây Bắc nói chung, nhân dân tỉnh Điện Biên nói riêng loài hoa này trở nên rất thân thuộc nhưng mang nhiều ý nghĩa về văn hóa.
Với ý nghĩa to lớn mà loài hoa này đem lại tỉnh Điện Biên đã quyết định hàng năm tổ chức Lễ hội Hoa Ban và đây là hoạt động văn hóa thường niên của tỉnh Điện Biên, bắt đầu từ năm 2014 nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Lễ hội này góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá, giới thiệu hình ảnh Điện Biên nói chung và hình ảnh hoa Ban - loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đến đông đảo nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HOA BAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Bảo vệ diện tích rừng hoa Ban tự nhiên
1.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện
Đối tượng bảo vệ là toàn bộ diện tích rừng tự nhiên có cây hoa Ban mọc tập trung tương đối nhiều.
Qua điều tra, khảo sát thực địa cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số khu vực có cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung tương đối nhiều, có thể tổ chức bảo vệ, trồng bổ sung để phát triển thành các rừng hoa Ban tập trung như: Huyện Điện Biên (khoảng 1.000 ha tại các xã Na Ư, Nà Nhạn, Mường Nhà, Na Tông), huyện Tuần Giáo (khoảng 700 ha tại các xã Pú Nhung, Quài Nưa, Tỏa Tình), huyện Tủa Chùa (khoảng 150 ha tại các xã Tủa Thàng, Mường Báng, Xá Nhè), huyện Mường Chà (khoảng 300 ha tại các xã Sa Lông, Huổi Lèng, Mường Tùng, Sá Tổng và thị trấn Mường Chà), huyện Mường Ảng (khoảng 100 ha tại các xã Mường Đăng, Ngối Cáy), huyện Điện Biên Đông (khoảng 300 ha tại các xã Keo Lôm, Mường Luân, Noong U), huyện Mường Nhé (khoảng 200 ha tại các xã Mường Toong, Mường Nhé, Sen Thượng) và thành phố Điện Biên Phủ (khoảng 30 ha tại xã Tà Lèng).
1.2. Địa điểm, khối lượng bảo vệ diện tích rừng hoa Ban tự nhiên
ĐVT: Ha
TT | Đơn vị thực hiện | Khối lượng (lượt ha) | Kế hoạch thực hiện các năm | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng cộng | 7.900 | 400 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | |
1 | TP. Điện Biên Phủ | 150 | - | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
2 | Huyện Điện Biên | 2.900 | 400 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 |
3 | Huyện Mường Ảng | 400 | - | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
4 | Huyện Tuần Giáo | 1.250 | - | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 |
5 | Huyện Tủa Chùa | 500 | - | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
6 | Huyện Mường Chà | 1.200 | - | 240 | 240 | 240 | 240 | 240 |
7 | Huyện Điện Biên Đông | 750 | - | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
8 | Huyện Mường Nhé | 750 | - | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
(Vị trí cụ thể được xác định trong bước thiết kế bảo vệ rừng)
2. Trồng cây hoa Ban tập trung
2.1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm thực hiện
- Phù hợp với đặc tính sinh thái, sinh trưởng phát triển cây hoa Ban và phong tục tập quán của người dân bản địa.
- Diện tích tập trung (tối thiểu 01 ha), gần đường giao thông, đặc biệt là đường Quốc lộ thuận tiện cho việc thăm quan, du lịch.
- Gắn liền với những địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và du lịch sinh thái trên địa bàn.
2.2. Địa điểm, khối lượng thực hiện
ĐVT: Ha
TT | Đơn vị thực hiện | Khối lượng (ha) | Kế hoạch thực hiện các năm | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng cộng | 300 | 100 | 75 | 65 | 60 | - | - | |
1 | TP. Điện Biên Phủ | 50 | 20 | 10 | 10 | 10 | - | - |
2 | Huyện Điện Biên | 100 | 30 | 25 | 25 | 20 | - | - |
3 | Huyện Tuần Giáo | 50 | 20 | 10 | 10 | 10 | - | - |
4 | Huyện Mường Ảng | 30 | 10 | 10 | 5 | 5 | - | - |
5 | Huyện Tủa Chùa | 30 | 10 | 10 | 5 | 5 | - | - |
6 | Huyện Mường Chà | 20 | 5 | 5 | 5 | 5 | - | - |
7 | Huyện Điện Biên Đông | 20 | 5 | 5 | 5 | 5 | - | - |
(Vị trí cụ thể được xác định trong bước thiết kế trồng rừng hàng năm)
1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư: 31.453 triệu đồng, gồm:
- Chi phí xây dựng dự án: 202 triệu đồng
- Chi phí thực hiện dự án: 31.251 triệu đồng, trong đó:
+ Bảo vệ diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên: 7.900 triệu đồng.
+ Trồng tập trung cây hoa Ban: 23.351 triệu đồng.
2. Phân kỳ vốn đầu tư
2.1. Năm 2020
Tổng vốn đầu tư: 5.240 triệu đồng, gồm:
- Chi phí xây dựng dự án: 202 triệu đồng.
- Chi phí thực hiện dự án: 5.038 triệu đồng, trong đó:
+ Bảo vệ diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên: 400 triệu đồng.
+ Trồng tập trung cây hoa Ban: 4.638 triệu đồng.
2.2. Giai đoạn từ năm 2021 - 2025
Tổng vốn đầu tư: 26.213 triệu đồng, trong đó:
- Bảo vệ diện tích rừng cây hoa Ban tự nhiên: 7.500 triệu đồng.
- Trồng tập trung cây hoa Ban: 18.713 triệu đồng.
3. Nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn các chủ đầu tư dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để thực hiện trồng rừng thay thế: 5.838 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (chi phí xây dựng dự án): 202 triệu đồng.
- Nguồn vốn UBND cấp huyện bố trí từ nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh): 25.413 triệu đồng.
(Có các biểu dự toán chi tiết của dự án kèm theo)
1. Giải pháp tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương bảo vệ và phát triển cây hoa Ban của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tự nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây hoa Ban, góp phần tạo cảnh quan đặc sắc, phục vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ và phát triển cây hoa Ban gắn với phát triển du lịch bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác tổ chức phát động và trồng cây hoa Ban hàng năm; tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên, trở thành nét đẹp văn hóa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phát triển cây xanh đô thị nói chung, cây hoa Ban, cây hoa Anh đào.
2. Giải pháp kỹ thuật
2.1. Bảo vệ rừng hoa Ban tự nhiên
- Tăng cường sự phối hợp giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ các diện tích rừng có cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung nhiều; nghiêm cấm mọi hành vi tác động tiêu cực vào rừng như: Phát đốt rừng làm nương rẫy; đào, đánh cây hoa Ban gốc ở rừng tự nhiên.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, dọn vật liệu cháy trong rừng, đặc biệt chú trọng vào mùa khô hanh.
- Những nơi có điều kiện thì tiến hành phát luỗng, phát cây cong queo, sâu bệnh, dây leo lấn át cây hoa Ban, chặt tỉa cành và những cây gỗ không có giá trị làm ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây hoa Ban.
- Trồng bổ sung cây hoa Ban vào diện tích có mật độ thưa.
2.2. Trồng cây hoa Ban tập trung
- Sử dụng cây giống hoa Ban đem trồng đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, thời vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng theo hồ sơ được duyệt.
- Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn tình trạng gia súc phá hoại rừng trồng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại cây trồng.
3. Giải pháp cơ chế, chính sách
- Thực hiện đầy đủ, đảm bảo đúng chế độ, chính sách hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban.
- Xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ, đầu tư phát triển du lịch đối với những khu rừng hoa Ban trồng tập trung của người dân sau khi hết thời gian chăm sóc để khai thác được hiệu quả rừng hoa Ban.
4. Giải pháp vốn đầu tư
- Lồng ghép, bố trí từ nguồn vốn các chủ đầu tư dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để thực hiện trồng rừng thay thế để tổ chức thực hiện trồng cây hoa Ban tập trung tại một số địa điểm phù hợp.
- UBND cấp huyện chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND) hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban theo dự án được duyệt.
- Tăng cường kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tài trợ kinh phí để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển cây hoa Ban.
1. UBND các huyện, thành phố Điện Biên Phủ
- Căn cứ khối lượng được phân bổ tại dự án, tổ chức lập hồ sơ thiết kế, trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
- Chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương (trong đó bao gồm cả nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND) hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban theo dự án được duyệt. Ngoài khối lượng diện tích bảo vệ cây hoa Ban tự nhiên theo dự án, có trách nhiệm tổ chức bảo vệ diện tích cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung hiện có ở các khu vực gần đường giao thông, khu dân cư, điểm du lịch trên địa bàn để tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường góp phần thu hút, phát triển du lịch của tỉnh, huyện.
- Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện trồng cây hoa Ban đúng kỹ thuật, đảm bảo trồng thành các rừng cây hoa Ban tập trung trên địa bàn. Trường hợp diện tích trồng hoa Ban tập trung sau khi hết thời gian chăm sóc không thành rừng hoặc diện tích rừng hoa Ban tự nhiên được bảo vệ bị phá, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân có liên quan, yêu cầu tổ chức trồng lại các diện tích không thành rừng và xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tình hình thực hiện bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn hàng năm về Sở Nông nghiệp và PTNT để theo dõi, phối hợp thực hiện.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện khối lượng bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn các huyện.
- Phối hợp với UBND các huyện và thành phố Điện Biên Phủ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các diện tích cây hoa Ban tự nhiên; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với hành vi đào, đánh cây hoa Ban gốc ở rừng tự nhiên.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn theo Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn các chủ đầu tư dự án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng để thực hiện trồng rừng thay thế để lồng ghép vào kế hoạch trồng cây hoa Ban tập trung trên địa bàn các huyện.
- Hướng dẫn các địa phương biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ cây hoa Ban theo các quy định hiện hành.
- Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn theo Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 và các nguồn vốn hợp pháp để các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tăng cường kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tài trợ kinh phí để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển cây hoa Ban theo dự án được duyệt.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện trồng cây hoa Ban trên các điểm di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về Di sản văn hóa.
1. Giá trị, ý nghĩa về văn hóa tinh thần
Từ ý nghĩa, giá trị to lớn của loài cây hoa Ban đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhất là đồng bào dân tộc Thái, việc bảo vệ và phát triển cây hoa Ban sẽ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Cùng với gia tăng về diện tích thì các hoạt động quảng bá về hình ảnh hoa Ban cũng được gia tăng thông qua hoạt động tổ chức Lễ hội hoa Ban hàng năm, và trên các phương tiện đại chúng khác giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về văn hóa đồng bào các dân tộc nói chung, bản sắc văn hóa người Thái nói riêng....
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Việc triển khai thực hiện dự án sẽ tạo điểm nhấn về cảnh quan đặc trưng của tỉnh, từ đó đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, góp phần phát huy tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thúc đẩy hoạt động xúc tiến, đầu tư; tăng cường hợp tác, liên kết, phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với cây hoa Ban.
Khu vực bố trí trồng tập trung cây hoa Ban chủ yếu gần những điểm di tích, các điểm gần đường thuận lợi cho hoạt động tham quan, ngắm cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở thêm các dịch vụ tăng thêm thu nhập.
3. Hiệu quả môi trường, cảnh quan
Dự án triển khai sẽ tạo được các rừng hoa Ban tập trung, tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường để góp phần thu hút, phát triển du lịch của tỉnh.
Cùng với các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hoạt động bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh góp phần làm tăng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh.
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
STT | Hạng mục/đơn vị thực hiện | ĐVT | Khối lượng | Kế hoạch thực hiện các năm | Ghi chú | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||||
I | Trồng hoa Ban tập trung | Ha | 300 | 100 | 75 | 65 | 60 | - | - |
|
1 | TP. Điện Biên Phủ | Ha | 50 | 20 | 10 | 10 | 10 | - | - |
|
2 | Huyện Điện Biên | Ha | 100 | 30 | 25 | 25 | 20 | - | - |
|
3 | Huyện Tuần Giáo | Ha | 50 | 20 | 10 | 10 | 10 | - | - |
|
4 | Huyện Mường Ảng | Ha | 30 | 10 | 10 | 5 | 5 | - | - |
|
5 | Huyện Tủa Chùa | Ha | 30 | 10 | 10 | 5 | 5 | - | - |
|
6 | Huyện Mường Chà | Ha | 20 | 5 | 5 | 5 | 5 | - | - |
|
7 | Huyện Điện Biên Đông | Ha | 20 | 5 | 5 | 5 | 5 | - | - |
|
II | Bảo vệ hoa Ban tự nhiên | Lượt ha | 7.900 | 400 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
|
1 | TP. Điện Biên Phủ | Lượt ha | 150 | - | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
|
2 | Huyện Điện Biên | Lượt ha | 2.900 | 400 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 |
|
3 | Huyện Mường Ảng | Lượt ha | 400 | - | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
|
4 | Huyện Tuần Giáo | Lượt ha | 1.250 | - | 250 | 250 | 250 | 250 | 250 |
|
5 | Huyện Tủa Chùa | Lượt ha | 500 | - | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
6 | Huyện Mường Chà | Lượt ha | 1.200 | - | 240 | 240 | 240 | 240 | 240 |
|
7 | Huyện Điện Biên Đông | Lượt ha | 750 | - | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
|
8 | Huyện Mường Nhé | Lượt ha | 750 | - | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
|
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ TRỒNG, CHĂM SÓC 1 HA CÂY HOA BAN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
- Mật độ trồng: 278 cây/ha
- Định mức nhân công: Áp dụng theo Quyết định số 38/QĐ-BNN ngày 06/5/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quyết định 38); cự li đi làm áp dụng: 2.000-3.000 m
TT | Hạng mục | ĐVT | Khối lượng | Định mức | Số công | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
A | Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
| 72.681.233 |
|
1 | Năm thứ 1 |
|
|
|
|
| 42.163.513 |
|
1 | Chi phí nhân công |
|
|
|
|
| 12.447.313 |
|
1.1 | Phát dọn thực bì toàn diện | m2 | 10.000 | 487 | 20,5 | 192.385 | 3.943.893 | Dòng 71, nhóm thực bì 2, Quyết định 38 |
1.2 | Đào hố (50 x 50 x 50 cm) | Hố | 278 | 38 | 7,3 | 192.385 | 1.404.411 | Dòng 80, nhóm đất 2, Quyết định 38 |
1.3 | Vận chuyển và bón lót phân | Hố | 278 | 147 | 1,9 | 192.385 | 365.532 | Dòng 120, lượng phân bón <0,5 kg, Quyết định 38 |
1.4 | Lấp hố (50 x 50 x 50 cm) | Hố | 278 | 113 | 2,5 | 192.385 | 480.963 | Dòng 95, nhóm đất 2, Quyết dịnh 38 |
1.5 | Vận chuyển cây và trồng | Cây | 278 | 32 | 8,7 | 192.385 | 1.673.750 | Dòng 111, kích cỡ bầu >1,2 kg, Quyết định 38 |
1.6 | Phát chăm sóc | m2 | 10.000 | 686 | 14,6 | 192.385 | 2.808.821 | Dòng 114, thực bì nhóm 2, Quyết định 38 |
1.7 | Xới vun gốc đường kính 0,8 - 1m | Gốc | 278 | 148 | 1,9 | 192.385 | 365.532 | Dòng 129, nhóm đất 2, Quyết định 38 |
1.8 | Bảo vệ rừng trồng | Ha/năm | 1 | 7,28 | 7,3 | 192.385 | 1.404.411 | Dòng 154, điều kiện bảo vệ bình thường, Quyết định 38 |
2 | Chi phí vật tư |
|
|
|
|
| 29.716 200 |
|
2.1 | Cây con ươm hạt | Cây | 278 |
|
| 100.000 | 27.800.000 | Tham khảo giá các vườn ươm cây giống |
2.2 | Bón lót phân NPK | Kg | 83 | 0,3 kg/hố |
| 5.000 | 415.000 | Giá phân bón theo Báo cáo giá số 83/BC-STC ngày 04/5/2019 |
2.3 | Cọc tre dài 1-1,2 m và dây buộc | Cọc | 834 | 3 cọc/cây |
| 1.800 | 1.501.200 | Tham khảo đơn giá thị trường |
II | Chăm sóc năm thứ hai |
|
|
|
|
| 14.884.513 |
|
1 | Chi phí nhân công lao động |
|
|
|
|
| 10.269.513 |
|
1.1 | Phát chăm sóc rừng trồng lần 1 | m | 10.000 | 686 | 14,6 | 192.385 | 2.808.821 | Dòng 114, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.2 | Xới vun gốc lần 1 đường kính 0,8 - 1m | Cây | 278 | 138 | 2 | 192.385 | 384.770 | Dòng 130, nhóm đất 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.3 | Vận chuyển và bón thúc phân | Gốc | 278 | 147 | 1,9 | 192.385 | 365.532 | Dòng 120 lượng phân bón <0,5 kg, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.4 | Vận chuyển và trồng dặm (15%) | Cây | 42 | 16 | 2,6 | 192.385 | 500.201 | Dòng 145, kích cỡ bầu >1,2 kg, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.5 | Phát chăm sóc rừng trồng lần 2 | m2 | 10.000 | 870 | 11,5 | 192.385 | 2.212.428 | Dòng 115, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.6 | Xới vun gốc lần 2 đường kính 0,8 - 1m | Cây | 278 | 138 | 2 | 192.385 | 384.770 | Dòng 130, nhóm đất 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.7 | Phát chăm sóc rừng trồng lần 3 | m2 | 10.000 | 870 | 11,5 | 192.385 | 2.212.428 | Dòng 115, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
1.8 | Bảo vệ rừng trồng | Ha/năm | 1 | 7,28 | 7,28 | 192.385 | 1.400.563 | Dòng 154, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
2 | Chi phí vật tư |
|
|
|
|
| 4.615.000 |
|
2.1 | Cây con ươm hạt (trồng dặm 15%) | Cây | 42 |
|
| 100.000 | 4.200.000 | Tham khảo giá các vườn ươm cây giống |
2.2 | Phân NPK | Kg | 83 | 0,3 kg/hố |
| 5.000 | 415.000 | Giá phân bón theo Báo cáo giá số 83/BC-STC ngày 04/5/2019 |
III | Chăm sóc năm thứ ba |
|
|
|
|
| 9.538.450 |
|
| Chi phí nhân công lao động |
|
|
|
|
| 9.538.450 |
|
- | Phát chăm sóc rừng trồng lần 1 | m2 | 10.000 | 800 | 12,5 | 192.385 | 2.404.813 | Dòng 116, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Xới vun gốc lần 1 đường kính 0,8 - 1m | Cây | 278 | 138 | 2 | 192.385 | 384.770 | Dòng 130, nhóm đất 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Phát chăm sóc rừng trồng lần 2 | m2 | 10.000 | 823 | 12,2 | 192.385 | 2.347.097 | Dòng 117, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Xới vun gốc lần 2 đường kính 0,8 - 1m | Cây | 278 | 186 | 1,5 | 192.385 | 288.578 | Dòng 126, nhóm đất 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Vận chuyển và bón thúc phân | Cây | 278 | 147 | 1,9 | 192.385 | 365.532 | Dòng 120 lượng phân bón <0,5 kg, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Phát chăm sóc rừng trồng lần 3 | m2 | 10.000 | 823 | 12,2 | 192.385 | 2.347.097 | Dòng 117, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Bảo vệ rừng trồng | Ha/năm | 1 | 7,28 | 7,28 | 192.385 | 1.400.563 | Dòng 154, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
IV | Chăm sóc năm thứ tư |
|
|
|
|
| 6.094.757 |
|
| Chi phí nhân công lao động |
|
|
|
|
| 6.094.757 |
|
- | Phát chăm sóc rừng trồng lần 1 | m2 | 10.000 | 823 | 12,2 | 192.385 | 2.347.097 | Dòng 117, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Phát chăm sóc rừng trồng lần 2 | m2 | 10.000 | 823 | 12,2 | 192.385 | 2.347.097 | Dòng 117, nhóm thực bì 2, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
- | Bảo vệ rừng trồng | Ha/năm | 1 | 7,28 | 7,28 | 192.385 | 1.400.563 | Dòng 154, Quyết định 38/2005/QĐ-BNN |
B | Chi phí quản lý dự án |
|
|
|
|
| 2.180.437 | Theo Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT |
C | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
|
|
|
|
| 5.087.686 | Theo Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT |
Tổng chi phí |
|
|
|
|
| 79.949.356 |
|
DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ HỖ TRỢ BẢO VỆ 1 HA/NĂM CÂY HOA BAN TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
TT | Hạng mục | Khối lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) | Ghi chú |
1 | Hỗ trợ nhân công bảo vệ | 1 | 1.000.000 | 1.000.000 |
|
Tổng chi phí |
| 1.000.000 | 1.000.000 |
|
Chi chú: Mức hỗ trợ thực hiện theo Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên ban hành kèm theo Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh
TỔNG HỢP DỰ TOÁN TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY HOA BAN TẬP TRUNG
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
TT | Hạng mục | Khối lượng (ha) | Đơn giá (đồng/ha) | Thành tiền (đồng) |
A | Chi phí trực tiếp | 300 | 72.681.233 | 21.804.369.780 |
I | Năm thứ 1 | 300 | 42.163.513 | 12.649.053.900 |
1 | Chi phí nhân công | 300 | 12.447.313 | 3.734.193.900 |
2 | Chi phí vật tư | 300 | 29.716.200 | 8.914.860.000 |
II | Chăm sóc năm thứ hai | 300 | 14.884.513 | 4.465.353.840 |
1 | Chi phí nhân công lao động | 300 | 10.269.513 | 3.080.853.840 |
2 | Chi phí vật tư | 300 | 4.615.000 | 1.384.500.000 |
III | Chăm sóc năm thứ ba | 300 | 9.538.450 | 2.861.534.940 |
| Chi phí nhân công lao động | 300 | 9.538.450 | 2.861.534.940 |
IV | Chăm sóc năm thứ tư | 300 | 6.094.757 | 1.828.427.100 |
| Chi phí nhân công lao động | 300 | 6.094.757 | 1.828.427.100 |
B | Chi phí quản lý dự án | 300 | 2.180.437 | 654.131.100 |
C | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 300 | 5.087.686 | 1.526.305.800 |
Tổng cộng | 300 | 79.949.356 | 23.984.806.680 |
TỔNG HỢP VỐN HỖ TRỢ BẢO VỆ RỪNG HOA BAN TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
STT | Năm thực hiện/Hạng mục | Khối lượng (lượt ha) | Đơn giá (đồng/lượt ha) | Thành tiền (đồng) |
1 | Năm 2020 | 400 |
| 400.000.000 |
- | Hỗ trợ nhân công bảo vệ | 400 | 1.000.000 | 400.000.000 |
2 | Từ năm 2021 đến 2025 | 7.500 |
| 7.500.000.000 |
- | Hỗ trợ nhân công bảo vệ | 7.500 | 1.000.000 | 7.500.000.000 |
Tổng chi phí |
|
| 7.900.000.000 |
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
TT | Hạng mục | ĐVT | Định mức | Khối lượng | Tổng công | Hệ số khó khăn | Hệ số lương và phụ cấp theo lương | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) | Căn cứ áp dụng (Quyết định số 487/QĐ- BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) | |||
Hệ số lương | Khu vực | ||||||||||||
Tổng cộng (A+B) |
|
|
|
|
|
|
|
| 202.276.016 |
| |||
A | Chi phí tư vấn sau thuế (A1+A2) |
|
|
|
|
|
|
|
| 174.496.946 |
| ||
A1 | Chi phí tư vấn trước thuế (I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
| 159.488.360 |
| ||
I | Chi phí trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
| 150.085.860 |
| ||
1 | Chuẩn bị |
|
|
| 35 |
|
|
|
| 9.581.523 |
| ||
- | Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ công trình | Công/CT | 15 | 1 | 15 |
| 3,33 | 0,5 | 241.986 | 3.629.795 | Mục 1.1.1 | ||
- | Thiết kế kỹ thuật | Công/CT | 10 | 1 | 10 |
| 5,42 | 0,5 | 374.036 | 3.740.364 | Mục 5.1 | ||
- | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật, đời sống | Công/CT | 10 | 1 | 10 |
| 3,00 | 0,5 | 221.136 | 2.211.364 | Mục 8 | ||
2 | Ngoại nghiệp |
|
|
| 351,37 |
|
|
|
| 100.460.458 |
| ||
- | Sơ thám, làm thủ tục hành chính với địa phương | Công/huyện | 5 | 10 | 50 | 1,2 | 4,65 | 0,5 | 384.145 | 19.207.273 | Mục 17 | ||
- | Khoanh vẽ loại đất, loại rừng lên bản đồ | Công/ha | 0,02 | 6.000 | 120 | 1,2 | 3,00 | 0,5 | 259.045 | 31.085.455 | Mục 24.1 | ||
- | Điều tra lâm học, cấu trúc, tăng trưởng | Công/Ô | 2 | 20 | 40 | 1,2 | 3,46 | 0,5 | 293.922 | 11.756.873 | Mục 31.1.1 | ||
- | Điều tra, đánh giá loại đất, nguồn gốc đất | Công/phẫu diện đất | 1,8 | 5 | 9,0 | 1,2 | 4,06 | 0,5 | 339.413 | 3.054.715 | Mục 36.1 | ||
- | Khảo sát các đối tượng đất rừng | Công/ha | 0,007 | 6.000 | 42 | 1,2 | 4,06 | 0,5 | 339.413 | 14.255.335 | Mục 48.2 | ||
- | Hoàn chỉnh số liệu, bản đồ ngoại nghiệp | Ha | 0,005 | 6.000 | 30 | 1,2 | 5,42 | 0,5 | 442.525 | 13.275.764 | Mục 59 | ||
- | Kiểm tra ngoại nghiệp (% số công ngoại nghiệp) | Công/CT | 7% | 291 | 20,37 | 1,2 | 4,65 | 0,5 | 384.145 | 7.825.043 | Mục 60 | ||
- | Tổ chức hội nghị tại huyện | Công/CT | 40 | 1 | 40 | 1,2 | 4,32 | 0,5 | 359.125 |
| Mục 62 | ||
- | Chuyển quân và rút quân ngoại nghiệp | C/ng/CT | 2 | 0 | 0 | 1,2 | 3,99 | 0,5 | 334.105 | 0 | Mục 63.1 | ||
3 | Nội nghiệp |
|
|
| 141,4 |
|
|
|
| 40.043.879 |
| ||
- | Tổng hợp điện tích | Công/ha | 0,001 | 6.000 | 6 |
| 2,41 | 0,5 | 183.859 | 1.103.155 | Mục 64.2 | ||
- | Nhập số liệu vào máy tính | Công/Biểu | 0,05 | 100 | 5 |
| 3,99 | 0,5 | 283.686 | 1.418.432 | Mục 65.1 | ||
- | Số hóa bản đồ tỷ lệ 1/10.000 | Công/Mảnh | 25 | 2 | 50 |
| 3,63 | 0,5 | 260.941 | 13.047.045 | Mục 79.2 | ||
- | Viết thuyết minh Dự án | Công/CT | 40 | 1 | 40 |
| 4,65 | 0,5 | 325.386 | 13.015.455 | Mục 86.1 | ||
- | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo | Công/CT | 15 | 1 | 15 |
| 3,99 | 0,5 | 283.686 | 4.255.295 | Mục 89.1 | ||
- | Kiểm tra nội nghiệp (% số công nội nghiệp) | Công/CT | 15% | 116 | 17,4 |
| 4,32 | 0,5 | 304.536 | 5.298.933 | Mục 90 | ||
- | In ấn, giao nộp tài liệu thành quả | Công/CT | 8 | 1 | 8 |
| 3,27 | 0,5 | 238.195 | 1.905.564 | Mục 91 | ||
II | Phục vụ = 1/15 (công ngoại nghiệp + nội nghiệp) | Công/CT | 1/15 | 493 | 32,85 |
| 4,03 | 0,5 | 286.214 | 9.402.500 | Mục 92 | ||
A2 | Thuế (10% chi phí trực tiếp) |
| 10% |
|
|
|
|
|
| 15.008.586 |
| ||
B | Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
|
| 27.779.070 |
| ||
I | Xây lập đề cương, dự toán |
|
|
| 8,8 |
|
|
| 374.036 | 7.291.520 |
| ||
- | Xây dựng đề cương, dự toán | Công/CT | 8,8 | 1 | 8,8 |
| 5,42 | 0,50 | 374.036 | 3.291.520 | Mục 2.1 | ||
- | Chi phí lập hồ sơ mời thầu | % | 0,1 |
|
|
|
|
|
| 1.000.000 |
| ||
- | Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu | % | 0,05 |
|
|
|
|
|
| 1.000.000 |
| ||
- | Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu | % | 0,01 |
|
|
|
|
|
| 1.000.000 |
| ||
- | Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu | % | 0,05 |
|
|
|
|
|
| 1.000.000 |
| ||
II | Quản lý (% công chuẩn bị + ngoại nghiệp + nội nghiệp + phục vụ) | Công/CT | 12% | 561 | 67,27 |
| 4,32 | 0,5 | 304.536 | 20.487.550 | Mục 93 | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
ĐVT: đồng
TT | Hạng mục thực hiện | Tổng vốn | Kế hoạch vốn các năm | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng cộng | 31.452.929.096 | 5.240.262.416 | 6.615.786.180 | 6.791.892.825 | 6.572.480.502 | 3.667.194.400 | 2.565.312.773 | |
I | Xây dựng dự án | 202.276.016 | 202.276.016 | - | - | - | - | - |
II | Thực hiện dự án | 31.250.653.080 | 5.037.986.400 | 6.615.786.180 | 6.791.892.825 | 6.572.480.502 | 3.667.194.400 | 2.565.312.773 |
1 | Trồng hoa Ban tập trung | 23.350.653.080 | 4.637.986.400 | 5.115.786.180 | 5.291.892.825 | 5.072.480.502 | 2.167.194.400 | 1.065.312.773 |
| TP. Điện Biên Phủ | 3.930.425.400 | 927.597.280 | 791.257.916 | 837.374.154 | 866.535.876 | 335.694.906 | 171.965.268 |
| Huyện Điện Biên | 7.860.850.800 | 1.391.395.920 | 1.650.685.514 | 1.883.589.509 | 1.800.355.710 | 757.372.446 | 377.451.701 |
| Huyện Tuần Giáo | 3.930.425.400 | 927.597.280 | 791.257.916 | 837.374.154 | 866.535.876 | 335.694.906 | 171.965.268 |
| Huyện Mường Ảng | 2.364.959.473 | 463.798.640 | 627.528.278 | 500.551.896 | 485.729.407 | 201.368.618 | 85.982.634 |
| Huyện Tủa Chùa | 2.364.959.473 | 463.798.640 | 627.528.278 | 500.551.896 | 485.729.407 | 201.368.618 | 85.982.634 |
| Huyện Mường Chà | 1.333.566.607 | 231.899.320 | 313.764.139 | 366.225.608 | 167.847.453 | 167.847.453 | 85.982.634 |
| Huyện Điện Biên Đông | 1.565.465.927 | 231.899.320 | 313.764.139 | 366.225.608 | 399.746.773 | 167.847.453 | 85.982.634 |
2 | Bảo vệ rừng hoa Ban tự nhiên | 7.900.000.000 | 400.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000000 | 1.500.000.000 |
| TP. Điện Biên Phủ | 150.000.000 | - | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 |
| Huyện Điện Biên | 2.900.000.000 | 400.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 |
| Huyện Mường Ảng | 400.000.000 | - | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
| Huyện Tuần Giáo | 1.250.000.000 | - | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 |
| Huyện Tủa Chùa | 500.000.000 | - | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 |
| Huyện Mường Chà | 1.200.000.000 | - | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 |
| Huyện Điện Biên Đông | 750.000.000 | - | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150 000.000 | 150.000.000 |
| Huyện Mường Nhé | 750.000.000 | - | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 |
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
(phân nguồn vốn đầu tư theo hạng mục thực hiện)
ĐVT: đồng
TT | Nguồn vốn/hạng mục thực hiện | Tổng vốn | Kế hoạch thực hiện các năm | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng cộng | 31.452.929.096 | 5.240.262.416 | 6.615.786.180 | 6.791.892.825 | 6.572.480.502 | 3.667.194.400 | 2.565.312.773 | |
1 | Vốn ngân sách địa phương | 25.615.265.826 | 4.080.765.816 | 5.336.839.635 | 5.468.919.619 | 5.304.360.377 | 3.125.395.800 | 2.298.984.580 |
- | Xây dựng dự án | 202.276.016 | 202.276.016 | - | - | - | - | - |
- | Trồng hoa Ban tập trung | 17.512.989.810 | 3.478.489.800 | 3.836.839.635 | 3.968.919.619 | 3.804.360.377 | 1.625.395.800 | 798.984.580 |
- | Bảo vệ hoa Ban tự nhiên | 7.900.000.000 | 400.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 |
2 | Vốn trồng rừng thay thế | 5.837.663.270 | 1.159.496.600 | 1.278.946.545 | 1.322.973.206 | 1.268.120.126 | 541.798.600 | 266.328.193 |
- | Trồng hoa Ban tập trung | 5.837.663.270 | 1.159.496.600 | 1.278.946.545 | 1.322.973.206 | 1.268.120.126 | 541.798.600 | 266.328.193 |
(Kèm theo Quyết định số: 894/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh)
(phân nguồn vốn đầu tư theo hạng mục và địa điểm thực hiện)
ĐVT: đồng
TT | Nguồn vốn/hạng mục/địa điểm thực hiện | Tổng vốn | Kế hoạch vốn các năm | |||||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng cộng | 31.452.929.096 | 5.240.262.416 | 6.615.786.180 | 6.791.892.825 | 6.572.480.502 | 3.667.194.400 | 2.565.312.773 | |
A | Vốn ngân sách địa phương | 25.615.265.826 | 4.080.765.816 | 5.336.839.635 | 5.468.919.619 | 5.304.360.377 | 3.125.395.800 | 2.298.984.580 |
I | Xây dựng dự án | 202.276.016 | 202.276.016 | - | - | - | - | - |
II | Thực hiện dự án | 25.412.989.810 | 3.878.489.800 | 5.336.839.635 | 5.468.919.619 | 5.304.360.377 | 3.125.395.800 | 2.298.984.580 |
1 | Trồng hoa Ban tập trung | 17.512.989.810 | 3.478.489.800 | 3.836.839.635 | 3.968.919.619 | 3.804.360.377 | 1.625.395.800 | 798.984.580 |
- | TP. Điện Biên Phủ | 2.947.819.050 | 695.697.960 | 593.443.437 | 628.030.616 | 649.901.907 | 251.771.180 | 128.973.951 |
- | Huyện Điện Biên | 5.895.638.100 | 1.043.546.940 | 1.238.014.136 | 1.412.692.132 | 1.350.266.783 | 568.029.335 | 283.088.776 |
- | Huyện Tuần Giáo | 2.947.819.050 | 695.697.960 | 593.443.437 | 628.030.616 | 649.901.907 | 251.771.180 | 128.973.951 |
- | Huyện Mường Ảng | 1.773.719.605 | 347.848.980 | 470.646.209 | 375.413.922 | 364.297.055 | 151.026.464 | 64.486.976 |
- | Huyện Tủa Chùa | 1.773.719.605 | 347.848.980 | 470.646.209 | 375.413.922 | 364.297.055 | 151.026.464 | 64.486.976 |
- | Huyện Mường Chà | 1.000.174.955 | 173.924.490 | 235.323.104 | 274.669.206 | 125.885.590 | 125.885.590 | 64.486.976 |
- | Huyện Điện Biên Đông | 1.174.099.445 | 173.924.490 | 235.323.104 | 274.669.206 | 299.810.080 | 125.885.590 | 64.486.976 |
2 | Bảo vệ rừng hoa Ban tự nhiên | 7.900.000.000 | 400.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 | 1.500.000.000 |
- | TP. Điện Biên Phủ | 150.000.000 | - | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 | 30.000.000 |
- | Huyện Điện Biên | 2.900.000.000 | 400.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 | 500.000.000 |
- | Huyện Mường Ảng | 400.000.000 | - | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
- | Huyện Tuần Giáo | 1.250.000.000 | - | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 |
- | Huyện Tủa Chùa | 500.000.000 | - | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 |
- | Huyện Mường Chà | 1.200.000.000 | - | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 | 240.000.000 |
- | Huyện Điện Biên Đông | 750.000.000 | - | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 |
- | Huyện Mường Nhé | 750.000.000 | - | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 |
B | Vốn trồng rừng thay thế (thực hiện hạng mục trồng hoa Ban tập trung) | 5.837.663.270 | 1.159.496.600 | 1.278.946.545 | 1.322.973.206 | 1.268.120.126 | 541.798.600 | 266.328.193 |
- | TP. Điện Biên Phủ | 982.606.350 | 231.899.320 | 197.814.479 | 209.343.539 | 216.633.969 | 83.923.727 | 42.991.317 |
- | Huyện Điện Biên | 1.965.212.700 | 347.848.980 | 412.671.379 | 470.897.377 | 450.088.928 | 189.343.112 | 94.362.925 |
- | Huyện Tuần Giáo | 982.606.350 | 231.899.320 | 197.814.479 | 209.343.539 | 216.633.969 | 83.923.727 | 42.991.317 |
- | Huyện Mường Ảng | 591.239.868 | 115.949.660 | 156.882.070 | 125.137.974 | 121.432.352 | 50.342.155 | 21.495.659 |
- | Huyện Tủa Chùa | 591.239.868 | 115.949.660 | 156.882.070 | 125.137.974 | 121.432.352 | 50.342.155 | 21.495.659 |
- | Huyện Mường Chà | 333.391.652 | 57.974.830 | 78.441.035 | 91.556.402 | 41.961.863 | 41.961.863 | 21.495.659 |
- | Huyện Điện Biên Đông | 391.366.482 | 57.974.830 | 78.441.035 | 91.556.402 | 99.936.693 | 41.961.863 | 21.495.659 |
- 1Quyết định 1144/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cây xanh đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Quyết định 3119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 4Nghị quyết 116/2021/NQ-HĐND về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023 theo Nghị quyết 385/2021/NQ-HĐND
- 5Nghị quyết 385/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023
- 1Quyết định 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật đa dạng sinh học 2008
- 4Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 5Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 6Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 7Luật đất đai 2013
- 8Luật Xây dựng 2014
- 9Luật Đầu tư công 2014
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 1465/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý công trình lâm sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Luật Lâm nghiệp 2017
- 14Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 15Quyết định 1144/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cây xanh đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 16Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Quyết định 45/2018/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 18Quyết định 3119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 19Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 20Nghị quyết 116/2021/NQ-HĐND về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023 theo Nghị quyết 385/2021/NQ-HĐND
- 21Nghị quyết 385/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023
Quyết định 894/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển cây hoa Ban trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2019-2025
- Số hiệu: 894/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra