- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật giá 2012
- 8Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 9Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị quyết 32/2015/NQ-HĐND điều chỉnh tỷ lệ (%) xác định giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại Bảng giá các loại đất năm 2015 (định kỳ 5 năm) trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 84/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2022
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2015/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3122/TTr-SNNPTNT ngày 23/12/2015 về việc đề nghị ban hành Quy định về Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 232/BC-STP ngày 09/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được xác định gồm:
1. Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn các huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng; Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn các huyện đồng bằng: Đức Phổ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn, Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi; Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng trồng.
2. Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Phạm vi áp dụng
Giá các loại rừng được dùng làm căn cứ để:
a) Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
b) Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
c) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
d) Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
đ) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
e) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
1. Giá quyền sử dụng rừng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
2. Giá quyền sở hữu rừng trồng là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng sản xuất là rừng trồng theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
3. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính trên một héc ta rừng sản xuất là rừng trồng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.
4. Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính trên một héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa người cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.
5. Thu nhập thuần tuý từ rừng là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) sau khi trừ chi phí đầu tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác.
6. Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử dụng rừng vào mục đích khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
7. Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng là số tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành.
8. Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của rừng bị thiệt hại.
a) Giá trị về lâm sản là giá trị của toàn bộ gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá;
b) Giá trị về môi trường là giá trị của rừng cung cấp môi trường hàng năm và được tính bằng thương số giữa thu nhập thuần tuý của giá trị môi trường hàng năm trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá hoặc được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 4 (tuỳ theo từng loại rừng).
9. Bãi gom (bãi I): là nơi tập trung lâm sản trong khu khai thác, để chuyển tiếp từ khâu vận xuất sang khâu vận chuyển, bãi gom thường bố trí nơi tiếp giáp giữa đường vận xuất và đường vận chuyển;
10. Bãi giao (bãi II): là địa điểm tập trung lâm sản sau khi khai thác và vận xuất, nơi các phương tiện vận chuyển có thể vào để giao nhận, vận chuyển lâm sản cả trong mùa mưa và thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ RỪNG
Điều 4. Phương pháp tính toán xác định giá rừng
1. Lựa chọn phương pháp
Căn cứ điều kiện thực tế và cụ thể tại Quảng Ngãi chưa thu thập được các thông tin về giá giao dịch thực tế về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng, do đó vận dụng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính để lựa chọn phương pháp xác định giá rừng trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
a) Đối với rừng tự nhiên: áp dụng theo phương pháp thu nhập
b) Đối với rừng trồng
- Rừng trồng phòng hộ: áp dụng phương pháp chi phí.
- Rừng trồng sản xuất: áp dụng kết hợp giữa phương pháp thu nhập và phương pháp chi phí. Cụ thể:
+ Phương pháp chi phí được sử dụng tính toán trong trường hợp rừng trồng còn đang giai đoạn đầu tư (01 năm trồng, 03 năm chăm sóc).
+ Phương pháp thu nhập được sử dụng tính toán trong trường hợp rừng trồng sau giai đoạn đầu tư (từ năm thứ năm trở lên).
2. Trình tự tính toán theo từng phương pháp lựa chọn
a) Trình tự tính toán theo phương pháp thu nhập
a1) Việc xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên của diện tích rừng cần định giá bằng phương pháp thu nhập như sau:
- Bước 1: Căn cứ hồ sơ về khu rừng; trong đó có vị trí địa lý, địa hình, địa vật, tài nguyên rừng, trạng thái rừng, trữ lượng và chất lượng lâm sản, các điều kiện về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng theo kế hoạch định giá rừng hằng năm... và trên cơ sở áp dụng suất tăng trưởng trữ lượng bình quân (Pm%) của các trạng thái rừng vùng Tây Nguyên theo kết quả của Viện Điều tra quy hoạch rừng công bố năm 1998 (Rừng rất giàu: Pm% tính là 1,5019 %/năm; Rừng giàu: Pm% tính là 1,8938 %/năm; Rừng trung bình: suất tăng trưởng trữ lượng bình quân chung Pm% tính là 2,3367 %/năm; Rừng nghèo, rừng non: Pm% tính là 3,0700 %/năm) vào tỉnh ta để xác định trữ lượng gỗ tại năm được phép khai thác theo quy trình.
- Bước 2: Tính tổng doanh thu từ việc bán gỗ, củi tại năm được phép khai thác.
- Bước 3: Tính tổng chi phí tại năm định giá đối với trường hợp thu hồi rừng và đối với trường hợp giao, cho thuê rừng được tính từ năm định giá đến khi kết thúc thời hạn giao, cho thuê rừng bao gồm: chi phí khai thác gỗ, củi tại năm tổ chức khai thác; chi phí bảo vệ hằng năm tại thời điểm định giá đến khi kết thúc thời hạn giao, cho thuê rừng, các khoản thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).
- Bước 4: Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân kỳ hạn 1 năm tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Bước 5: Tính giá quyền sử dụng rừng hoặc tiền bồi thường khi thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo công thức:
Trong đó:
- G là giá quyền sử dụng rừng;
- Bi là doanh thu trong năm i tính từ năm định giá (năm 1) đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;
- Ci là chi phí trong năm i tính từ năm định giá (năm 1) đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;
- t là khoảng thời gian tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.
- B là tổng doanh thu bình quân 01 năm tính cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá.
- C là tổng chi phí bình quân 01 năm tính cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá.
Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn tỉnh ta chưa có cơ sở nào sử dụng rừng vào mục đích kinh doanh du lịch cũng như chưa có các phương pháp tiếp cận cụ thể để xác định, tính toán phần giá trị gián tiếp, giá trị phi sử dụng và giá trị lâm sản ngoài gỗ là các nguồn thu nhập thường xuyên từ rừng. Do đó, giá quyền sử dụng rừng trong Quy định này được tính toán dựa trên giá trị thu nhập thuần tuý và chi phí từ hoạt động khai thác gỗ, củi, không có thu nhập thường xuyên nào khác. Do vậy, (B - C)/r trong công thức trên bằng 0.
a2) Việc xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích cần định giá bằng phương pháp thu nhập sau giai đoạn đầu tư như sau:
- Bước 1: Căn cứ hồ sơ về khu rừng; trong đó có vị trí địa lý, địa hình, địa vật; Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá; Tăng trưởng bình quân năm của rừng từ năm định giá đến năm khai thác theo tuổi thành thục công nghệ (sau đây gọi chung là tuổi khai thác); Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi tại tuổi khai thác.
- Bước 2: Tính tổng doanh thu từ việc bán gỗ, củi tại năm được phép khai thác.
- Bước 3: Tính tổng chi phí bao gồm: chi phí khai thác gỗ, củi tại năm tổ chức khai thác; chi phí bảo vệ hằng năm tại thời điểm năm định giá đến năm khai thác, các khoản thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).
- Bước 4: Xác định lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân kỳ hạn 1 năm tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Bước 5: Tính giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng cần định giá theo công thức sau:
Trong đó:
- G là giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
- Bi là doanh thu trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;
- Ci là chi phí trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;
- i=1 (năm định giá), 2, 3...., t (năm khai thác);
- t là khoảng thời gian tính từ năm định giá (năm 1) đến năm khai thác;
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.
b) Trình tự tính toán theo phương pháp chi phí
Việc xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng trồng, giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng cần định giá bằng phương pháp chi phí được thực hiện như sau:
Bước 1: Tính tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng đối với diện tích rừng cần định giá tính từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá, bao gồm:
- Chi phí trực tiếp
+ Chi phí tạo rừng (giống cây, vật liệu, nhân công, sử dụng trang thiết bị, máy móc, công cụ lao động);
+ Chi phí bảo vệ rừng (công bảo vệ; trang thiết bị, các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh).
- Chi phí gián tiếp
+ Chi phí quản lý, chi phí thiết kế;
+ Thuế, phí và các chi phí khác (nếu có).
Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với từng thời điểm.
Bước 2: Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Bước 3: Tính giá quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ và giá quyền sở hữu rừng trồng sản xuất của diện tích rừng cần định giá theo công thức sau:
Trong đó:
- G là giá quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ và giá quyền sở hữu rừng trồng sản xuất;
- Ci là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá;
- i= 1(năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2 ,3...., a (năm định giá);
- a là năm định giá;
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Xác định giá quyền sở hữu rừng trồng sản xuất theo phương pháp chi phí áp dụng cho rừng trồng trong giai đoạn đầu tư (01 năm trồng, 03 năm chăm sóc).
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng giá các loại rừng và xác định giá thuê rừng
1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
2. Việc áp dụng giá các loại rừng vào đối tượng cụ thể phải sát với giá các loại rừng tương ứng trong phụ lục đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành.
3. Giá cho thuê rừng được xác định phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.
4. Giá cho thuê rừng được xác định tùy thuộc vào loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản và mục đích sử dụng rừng. Đối với các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau và cùng mục đích thuê thì giá cho thuê rừng là như nhau.
Điều 6. Quy định giá các loại rừng
1. Đối với rừng tự nhiên
- Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên các huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo.
- Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên các huyện đồng bằng: Đức Phổ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo.
2. Đối với rừng trồng
- Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng trồng được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo.
- Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được quy định tại Phụ lục 4 kèm theo.
Điều 7. Xác định giá rừng cụ thể
1. Đối với rừng tự nhiên: Áp dụng Giá quyền sử dụng các loại rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh được xác định theo:
- Phụ lục 1: Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên các huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng.
- Phụ lục 2: Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên các huyện đồng bằng: Đức Phổ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi.
Để xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng, xác định giá trị tiền đền bù phải trả của tổ chức, cá nhân khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên được thực hiện thông qua phương pháp nội suy theo công thức tính sau:
| (1) |
Trong đó:
- Gt: Giá trị quyền sử dụng của khu rừng cần xác định;
- Ga: Giá trị quyền sử dụng cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.
- Gb: Giá trị quyền sử dụng cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Ta: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;
- Tt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.
2. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng
Áp dụng Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng trồng trên địa bàn tỉnh được xác định theo:
Phụ lục 3: Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ là rừng trồng trên địa bàn tỉnh.
- Khi áp dụng Giá trị quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ để xác định Giá quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ của 01 lô rừng có loại cây, cấp tuổi, mật độ rừng sau khi đo đếm cụ thể được ở ngoài thực địa, dùng phương pháp nội suy để tính toán theo công thức sau:
| (2) |
Trong đó:
- Gt: Giá trị quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ của năm trồng cần xác định của khu rừng;
- Ga: Giá trị quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ của năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;
- Gb: Giá trị quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ của năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;
- Na: Năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;
- Nb: Năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;
- Nt: Năm trồng cần xác định.
3. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Áp dụng Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên địa bàn tỉnh được xác định theo Phụ lục 4: Giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên địa bàn tỉnh.
- Khi áp dụng Giá trị quyền sở hữu rừng trồng sản xuất để xác định Giá quyền sở hữu rừng trồng sản xuất của 01 lô rừng có loài cây, cấp tuổi, mật độ rừng, sau khi đo đếm cụ thể được ở ngoài thực địa và xác định được cự ly vận chuyển lâm sản từ rừng ra đến bãi giao (bãi II), dùng phương pháp nội suy để tính toán theo công thức (2) tại khoản 2 điều 7 chương II quy định này.
Xác định mức độ, hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về rừng để làm căn cứ buộc người gây ra phải bồi thường. Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thì phải bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của diện tích rừng bị thiệt hại, cụ thể:
1. Giá trị lâm sản
a) Giá trị lâm sản đối với rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng là giá trị của toàn bộ gỗ, củi (cây đứng) trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng.
- Giá trị lâm sản rừng tự nhiên của khu rừng cụ thể xác định tại khoản 1, Điều 7 (công thức 1), Chương II quy định này.
- Giá trị lâm sản của rừng trồng xác định tại khoản 2, Điều 7 (công thức 2), Chương II quy định này.
b) Giá trị lâm sản của rừng mới trồng chưa có trữ lượng được tính là tổng chi phí đầu tư tạo rừng từ thời điểm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến thời điểm bị phá.
c) Giá trị lâm sản rừng tự nhiên chưa có trữ lượng được xác định trên mức giá thấp nhất thuộc đối tượng rừng nghèo trên địa bàn các huyện là 02 triệu đồng/ha.
2. Giá trị môi trường.
Giá trị môi trường của rừng được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 4 tùy theo từng loại rừng. Hệ số k được xác định như sau:
- Đối với rừng phòng hộ hệ số k là 4;
- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hệ số k là 3;
- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hệ số k là 2.
Điều 9. Xác định giá cho thuê rừng
Giá tối thiểu cho thuê rừng được xác định theo công thức sau:
| (3) |
Trong đó:
- S là giá tiền tối thiểu cho thuê rừng;
- G là giá quyền sử dụng rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ hoặc giá quyền sở hữu rừng trồng sản xuất.
- Gmt là giá dịch vụ môi trường rừng (nếu có) của khu rừng có tham gia cung ứng Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), được đối tượng sử dụng (DVMTR) chi trả tại thời điểm định giá.
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn tỉnh ở thời điểm định giá.
2. Giá cho thuê rừng trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng:
a) Giá cho thuê rừng trong trường hợp này là giá trúng đấu giá với mức giá khởi điểm là giá tối thiểu cho thuê rừng.
b) Việc đấu giá quyền sử dụng rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng rừng cho thuê phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu giá.
3. Đối với các trường hợp cho thuê rừng trước đây không thông qua đấu giá rừng thì không phải tiến hành đấu giá lại. Trong trường hợp này, giá thuê rừng được tính là giá tối thiểu cho thuê rừng.
Điều 10. Xác định tiền thuê rừng và thời gian ổn định tiền thuê rừng
1. Thời gian ổn định tiền thuê rừng
Tiền thuê rừng hàng năm được tính ổn định trong 10 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê rừng của cấp thẩm quyền đối với từng trường hợp cho thuê rừng. Sau 10 năm tiền thuê rừng được tính toán lại cho phù hợp với các quy định có liên quan.
2. Xác định tiền thuê rừng
* Tiền thuê rừng không thông qua đấu giá (với chu kỳ 10 năm)
(4) |
Trong đó:
- S1 là giá tiền tối thiểu cho thuê rừng;
- DT là diện tích cho thuê (ha);
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
* Tiền thuê rừng thông qua đấu giá (với chu kỳ 10 năm)
(5) |
Trong đó:
- S2 là giá tiền đấu giá cho thuê rừng;
- DT là diện tích cho thuê (ha);
- t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);
Điều 11. Điều chỉnh giá các loại rừng
Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian từ 6 tháng trở lên thì UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi quyết định điều chỉnh giá các loại rừng và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ rừng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn triển khai đến các địa phương, đơn vị Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng định giá rừng của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ xác định giá giao, giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng của các tổ chức kinh tế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện;
- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình cá nhân về trình tự thủ tục thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện;
- Tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
2. Sở Tài chính
- Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan khác.
3. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng chức năng của UBND huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định giao rừng, cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thực hiện thẩm quyền về giao rừng, cho thuê rừng; quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở Quy định giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh đã được ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.
d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong toàn tỉnh.
4. Các Công ty Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, cho thuê rừng triển khai thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định./.
GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI: BA TƠ, MINH LONG, SƠN HÀ, SƠN TÂY, TÂY TRÀ, TRÀ BỒNG
(Kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: đồng/ha
TT | Các mức giá trị quyền sử dụng | Phân theo cấp trữ lượng rừng gỗ | ||||||
Rừng non chưa có trữ lượng (đường kính bình quân < 8cm,trữ lượng < 10 m3) | Rừng nghèo: 10 - 100 m3 | Rừng TB: 101 - 200 m3 | Rừng giàu: 201-300 m3 | |||||
Trữ lượng: 10 - 50m3 | Trữ lượng: 51 - 100 m3 | Trữ lượng 101 - 150m3 | Trữ lượng 151 - 200 m3 | Trữ lượng 201 - 250m3 | Trữ lượng 251 - 300m3 | |||
1 | Mức I: cự ly vận chuyển lâm sản < 10km | 2.000.000 |
|
|
|
|
|
|
a | Thấp nhất | 2.671.802 | 12.387.445 | 54.994.684 | 82.219.775 | 121.579.508 | 151.823.166 | |
b | Cao nhất | 12.144.554 | 24.289.108 | 81.675.273 | 108.900.364 | 151.218.293 | 181.461.952 | |
2 | Mức II: cự ly vận chuyển lâm sản từ 10 đến 20km |
|
|
|
|
|
| |
a | Thấp nhất | 2.577.590 | 11.950.646 | 52.399.583 | 78.339.971 | 118.136.503 | 147.523.693 | |
b | Cao nhất | 11.716.319 | 23.432.639 | 77.821.164 | 103.761.551 | 146.935.949 | 176.323.139 | |
3 | Mức III: cự ly vận chuyển lâm sản > 20km |
|
|
|
|
|
| |
a | Thấp nhất | 2.483.056 | 11.512.352 | 49.795.601 | 74.446.888 | 114.681.714 | 143.209.504 | |
b | Cao nhất | 11.286.619 | 22.573.239 | 73.953.862 | 98.605.150 | 142.638.948 | 171.166.738 |
GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG; BÌNH SƠN, SƠN TỊNH, TƯ NGHĨA, NGHĨA HÀNH, MỘ ĐỨC, ĐỨC PHỔ, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: đồng/ha
TT | Các mức giá trị quyền sử dụng | Rừng non chưa có trữ lượng (đường kính bình quân < 8cm, trữ lượng < 10m3) | Phân theo cấp trữ lượng rừng gỗ | |||
Rừng nghèo: 10-100 m3 | Rừng TB: 101-200 m3 | |||||
Trữ lượng: | Trữ lượng: | Trữ lượng: | Trữ lượng: | |||
1 | Mức I: cự ly vận chuyển lâm sản < 10km | 2.000.000 |
|
|
|
|
a | Thấp nhất | 7.102.685 | 32.930.630 | 55.066.360 | 82.326.935 | |
b | Cao nhất | 32.284.931 | 64.569.863 | 81.781.723 | 109.042.298 | |
2 | Mức II: cự ly vận chuyển lâm sản từ 10 đến 20km |
|
|
|
| |
a | Thấp nhất | 6.816.617 | 31.604.317 | 53.051.015 | 79.313.893 | |
b | Cao nhất | 30.984.625 | 61.969.249 | 78.788.636 | 105.051.514 | |
3 | Mức III: cự ly vận chuyển lâm sản > 20km |
|
|
|
| |
a | Thấp nhất | 6.529.571 | 30.273.464 | 51.027.690 | 76.288.923 | |
b | Cao nhất | 29.679.867 | 59.359.734 | 75.783.698 | 101.044.931 |
GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG PHÒNG HỘ LÀ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: đồng/ha
STT | Loài cây | Giá trị quyền sử dụng |
I | CÁC LOÀI KEO |
|
1 | Mật độ 4.000 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 27.795.674 |
b | Năm thứ hai | 40.624.291 |
c | Năm thứ ba | 53.202.243 |
d | Năm thứ tư | 61.639.428 |
1.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, năm thứ 7) | 76.839.812 |
1.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, năm thứ 10) | 95.618.001 |
2 | Mật độ 2.500 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 18.912.932 |
b | Năm thứ hai | 28.803.504 |
c | Năm thứ ba | 38.674.117 |
d | Năm thứ tư | 46.050.748 |
2.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, năm thứ 7) | 63.848.842 |
2.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, năm thứ 10) | 79.569.269 |
3 | Mật độ 2.000 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 16.212.701 |
b | Năm thứ hai | 25.142.955 |
c | Năm thứ ba | 34.131.540 |
d | Năm thứ tư | 42.953.081 |
3.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, năm thứ 7) | 62.038.288 |
3.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, năm thứ 10) | 77.332.554 |
4 | Mật độ 1600 cây/ha |
|
4.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 16.530.041 |
b | Năm thứ hai | 27.946.388 |
c | Năm thứ ba | 30.075.829 |
d | Năm thứ tư | 32.352.928 |
4.2 | Cấp tuổi II (Rừng trung niên, năm thứ 7) | 47.408.117 |
4.3 | Cấp tuổi III (Rừng đã thành thục, năm thứ 10) | 59.258.791 |
II | Dầu + Keo; Lim + Keo; Sao đen + Keo; Muồng + Keo |
|
1 | Mật độ 1.600 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 20.935.103 |
b | Năm thứ hai | 30.041.371 |
c | Năm thứ ba | 38.895.695 |
d | Năm thứ tư | 45.978.716 |
1.2 | Cấp tuổi II (rừng năm thứ 10) | 72.190.125 |
1.3 | Cấp tuổi III (rừng năm thứ 15) | 103.919.282 |
III | Phi Lao |
|
1 | Mật độ 5.000 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 32.967.896 |
b | Năm thứ hai | 47.750.836 |
c | Năm thứ ba | 62.078.640 |
d | Năm thứ tư | 71.163.802 |
1.2 | Cấp tuổi II (nắm thứ 10) | 110.153.662 |
1.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15) | 157.915.741 |
1.4 | Cấp tuổi IV (năm thứ 20) | 225.848.902 |
2 | Mật độ 3.300 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 23.598.816 |
b | Năm thứ hai | 35.085.809 |
c | Năm thứ ba | 46.398.722 |
d | Năm thứ tư | 54.339.249 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 84.476.805 |
2.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15) | 121.394.925 |
2.4 | Cấp tuổi IV (năm thứ 20) | 173.904.461 |
3 | Mật độ 2.500 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 19.189.837 |
b | Năm thứ hai | 29.125.796 |
c | Năm thứ ba | 39.019.936 |
d | Năm thứ tư | 46.421.812 |
3.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 72.393.578 |
3.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15) | 104.208.659 |
3.4 | Cấp tuổi IV ( năm thứ 20) | 149.460.018 |
IV | Cây Đước (rừng ngập mặn) |
|
1 | Mật độ 10.000 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 359.519.218 |
b | Năm thứ hai | 396.213.893 |
c | Năm thứ ba | 435.587.279 |
d | Năm thứ tư | 475.637.350 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 727.442.547 |
1.3 | Cấp tuổi III ( năm thứ 15 trở lên) | 1.035.900.681 |
2 | Mật độ 5.000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 192.262.256 |
b | Năm thứ hai | 216.747.173 |
c | Năm thứ ba | 243.019.489 |
d | Năm thứ tư | 269.012.111 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 412.100.632 |
2.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15 trở lên) | 587.382.234 |
3 | Mật độ 2.500 cây/ha |
|
3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 97.035.480 |
b | Năm thứ hai | 114.568.842 |
c | Năm thứ ba | 131.184.568 |
d | Năm thứ tư | 151.371.236 |
3.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 232.562.551 |
3.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15 trở lên) | 332.020.869 |
V | Cóc Trắng (rừng ngập mặn) |
|
1 | Mật độ 10.000 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 304.991.111 |
b | Năm thứ hai | 367.331.685 |
c | Năm thứ ba | 395.945.210 |
d | Năm thứ tư | 427.141.564 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 653.430.513 |
1.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15 trở lên) | 930.631.571 |
2 | Mật độ 5.000 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 153.043.942 |
b | Năm thứ hai | 194.745.643 |
c | Năm thứ ba | 210.760.387 |
d | Năm thứ tư | 228.438.249 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 350.178.674 |
2.3 | Cấp tuổi III ( năm thứ 15 trở lên) | 499.309.132 |
VI | Dừa nước |
|
1 | Mật độ 4.400 cây/ha |
|
1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 286.653.080 |
b | Năm thứ hai | 328.031.232 |
c | Năm thứ ba | 354.803.608 |
d | Năm thứ tư | 383.869.499 |
1.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 587.390.682 |
1.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15 trở lên) | 836.701.520 |
2 | Mật độ 2.500 cây/ha |
|
2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 03 năm chăm sóc) |
|
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 178.878.016 |
b | Năm thứ hai | 212.388.589 |
c | Năm thứ ba | 230.719.052 |
d | Năm thứ tư | 250.726.770 |
2.2 | Cấp tuổi II (năm thứ 10) | 371.523.866 |
2.3 | Cấp tuổi III (năm thứ 15 trở lên) | 547.690.505 |
GIÁ QUYỀN SỞ HỮU RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: đồng/ha
TT | Phân theo loài cây, cấp tuổi, mật độ | Các mức giá trị | ||
Mức I (Cự ly vận chuyển lâm sản < 10 km) | Mức II (Cư ly vận chuyển lâm sản từ 10 đến 20 km) | Mức III (Cự ly vận chuyển lâm sản > 20 km) | ||
I | RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GỖ NGUYÊN LIỆU |
|
|
|
1 | Rừng keo thuần loài |
|
|
|
1.1 | Mật độ: 4.000 cây/ha. |
|
|
|
1.1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 22.749.969 | ||
b | Năm thứ hai | 35.063.849 | ||
c | Năm thứ ba | 47.215.389 | ||
d | Năm thứ tư | 55.995.935 | ||
1.1.2 | Rừng trồng giai đoạn II (năm thứ 7) | 113.956.185 | 106.673.943 | 103.761.046 |
1.2 | Mật độ: 2.500 cây/ha. |
|
|
|
1.2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 15.707.523 | ||
b | Năm thứ hai | 29.954.824 | ||
c | Năm thứ ba | 41.746.214 | ||
d | Năm thứ tư | 43.425.184 | ||
1.2.2 | Rừng trồng giai đoạn II (năm thứ 7) | 71.222.615 | 66.671.214 | 64.850.654 |
1.3 | Mật độ: 2000 cây/ha. |
|
|
|
1.3.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 13.360.041 | ||
b | Năm thứ hai | 22.412.276 | ||
c | Năm thứ ba | 31.594.699 | ||
d | Năm thứ tư | 39.234.934 | ||
1.3.2 | Rừng trồng giai đoạn II (năm thứ 7) | 56.978.092 | 53.336.971 | 51.880.523 |
2 | Rừng Bạch đàn |
|
|
|
2.1 | Mật độ: 2.500 cây/ha. |
|
|
|
2.1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 15.707.523 | ||
b | Năm thứ hai | 29.954.824 | ||
c | Năm thứ ba | 41.746.214 | ||
d | Năm thứ tư | 43.425.184 | ||
2.1.2 | Rừng trồng giai đoạn II (năm thứ 10) | 58.992.099 | 55.033.534 | 53.450.108 |
2.2 | Mật độ: 2.000 cây/ha. |
|
|
|
2.2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 13.360.041 | ||
b | Năm thứ hai | 22.412.276 | ||
c | Năm thứ ba | 31.594.699 | ||
d | Năm thứ tư | 39.234.934 | ||
2.2.2 | Rừng trồng giai đoạn II (năm thứ 10) | 47.193.679 | 44.026.827 | 42.760.086 |
II | RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GỖ LỚN |
|
|
|
1 | Rừng keo thuần loài |
|
|
|
1.1 | Mật độ: 2.000 cây/ha. |
|
|
|
1.1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 18.208.819 | ||
b | Năm thứ hai | 27.615.015 | ||
c | Năm thứ ba | 37.177.237 | ||
d | Năm thứ tư | 45.224.998 | ||
1.1.2 | Rừng trồng giai đoạn III (năm thứ 10) | 100.506.966 | 94.393.250 | 91.947.764 |
1.1.3 | Rừng trồng giai đoạn IV (năm thứ 12) | 238.055.053 | 223.695.667 | 217.951.912 |
1.2 | Mật độ: 1.600 cây/ha. |
|
|
|
1.2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 15.361.077 | ||
b | Năm thứ hai | 24.044.153 | ||
c | Năm thứ ba | 32.936.592 | ||
d | Năm thứ tư | 40.674.785 | ||
1.2.2 | Rừng trồng giai đoạn III (năm thứ 10) | 83.420.782 | 78.346.398 | 76.316.644 |
1.2.3 | Rừng trồng giai đoạn IV (năm thứ 12) | 197.585.694 | 185.667.403 | 180.900.087 |
2 | Rừng Bạch đàn |
|
|
|
2.1 | Mật độ: 2.000 cây/ha. |
|
|
|
2.1.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 18.208.819 | ||
b | Năm thứ hai | 27.615.015 | ||
c | Năm thứ ba | 37.177.237 | ||
d | Năm thứ tư | 45.224.998 | ||
2.1.2 | Rừng trồng giai đoạn III (năm thứ 15) | 121.155.804 | 116.253.777 | 114.292.966 |
2.2 | Mật độ: 1.600 cây/ha. |
|
|
|
2.2.1 | Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 3 năm chăm sóc) |
| ||
a | Năm thứ nhất (năm trồng) | 15.361.077 | ||
b | Năm thứ hai | 24.044.153 | ||
c | Năm thứ ba | 32.936.592 | ||
d | Năm thứ tư | 40.674.785 | ||
2.2.2 | Rừng trồng giai đoạn III (năm thứ 15) | 100.559.317 | 96.490.635 | 94.863.162 |
3 | Rừng Thông nhựa |
|
|
|
3.1 | Mật độ: 1000 cây/ha |
|
|
|
3.1.1 | Rừng trồng giai đoạn V (Từ năm thứ 21 trở lên) | 231.684.638 | 220.557.900 | 216.107.204 |
3.2 | Mật độ: 500 cây/ha. |
|
|
|
3.2.1 | Rừng trồng giai đoạn V (Từ năm thứ 21 trở lên) | 115.842.319 | 110.278.950 | 108.053.602 |
- 1Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy định mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng; mức hỗ trợ để Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 2080/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 05 năm (2016 - 2020)
- 4Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt xác lập các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2016 công bố hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ngãi năm 2015
- 6Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 84/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2022
- 8Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 50/2022/QĐ-UBND về khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 84/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2022
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật giá 2012
- 8Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 9Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy định mức chi cho tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng; mức hỗ trợ để Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 2080/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 05 năm (2016 - 2020)
- 13Nghị quyết 32/2015/NQ-HĐND điều chỉnh tỷ lệ (%) xác định giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại Bảng giá các loại đất năm 2015 (định kỳ 5 năm) trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt xác lập các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2016 công bố hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ngãi năm 2015
Quyết định 61/2015/QĐ-UBND Quy định về Giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 61/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực